Khi nào cần dùng thuốc giảm co tử cung? Thứ Năm, 07/09/2023, 14:00
Trong thời kỳ mang thai, người mẹ có thể gặp phải các cơn co thắt tử cung. Tình trạng này có thể là cơn gò giả Braxton Hicks hay là dấu hiệu cơn co thắt báo hiệu chuyển dạ sớm. Cơn co thắt tử cung chuyển dạ trước tuần thứ 37 thai kỳ có thể là dấu hiệu của sinh non. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm co tử cung cho bà bầu để hạn chế tình trạng sinh non có thể xảy ra.
1. Hiện tượng co thắt tử cung là gì?
Các cơn co thắt tử cung trong quá trình chuyển dạ là cách thức để tử cung của thai phụ thắt lại tác dụng nhằm thúc đẩy quá trình sinh em bé.
Đối với thai đủ tháng xuất hiện các cơn co thắt tử cung chuyển dạ là vào tuần thứ 40 của thai kỳ. Nếu thai phụ xuất hiện những cơn co thắt tử cung sớm từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 thì cần đến bệnh viện ngay. Nguyên nhân là do các cơn co thắt tử cung khiến cổ tử cung, miệng tử cung hoặc dạ con mở ra sớm hơn bình thường và có thể dẫn đến sinh non.
Trong thời kỳ mang thai thì các bà mẹ cũng có thể gặp các cơn co thắt Braxton Hicks xảy ra khoảng tuần thứ 16. Vào cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể sẽ thường xuyên xuất hiện các cơn co thắt Braxton Hicks. Đây là một dấu hiệu cho thấy mẹ đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ hay còn được gọi là sinh trước.
2. Khi nào sử dụng thuốc giảm co thắt tử cung?
Theo nghiên cứu từ Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Hoa Kỳ thì bác sĩ Sản khoa sẽ áp dụng các biện pháp điều trị trong trường hợp thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ sinh non để ngừng chuyển dạ và kéo dài thai kỳ cho đến khi thai nhi phát triển đầy đủ hơn.
Khi thai phụ có triệu chứng chuyển dạ sinh non có thể sử dụng thuốc giảm co tử cung cho bà bầu. Những loại thuốc giảm co thắt tử cung có thể làm chậm hoặc ngừng các cơn co thắt của tử cung; và có thể ngăn cản quá trình chuyển dạ. Điều này tạo điều kiện cho em bé có thêm thời gian để phát triển.
3. Các nhóm thuốc giảm co thắt tử cung
Thuốc giảm co tử cung được chỉ định tác dụng trì hoãn hoặc làm chậm thời gian sinh để có thời gian cho liệu pháp Corticosteroid có tác dụng đối với sự phát triển của phổi thai nhi. Các nhóm thuốc giảm co tử cung cho bà bầu thường được sử dụng trên lâm sàng:
- Nhóm Nitrat: Nitroglycerin. Đây là lựa chọn đầu tay trong thuốc giảm co tử cung, nếu không rơi vào trường hợp bị chống chỉ định.
- Nhóm Beta-Adrenergic Agonists: Terbutaline; Salbutamol; Ritodrine. Đây được coi là lựa chọn thứ 2, nếu không rơi vào trường hợp bị chống chỉ định. Bạn cũng cần lưu ý không được sử dụng đồng thời với Nifedipin nguyên nhân là do 2 thuốc này có tác dụng “hiệp đồng”.
- Anti-Prostaglandin: Indomethacin. Indometacin là chất gây ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin. Indometacin có thể được xem xét sử dụng trong thời gian ngắn với tác dụng làm giảm co trong trường hợp bị chống chỉ định hay thất bại với các thuốc khác. Về mặt lý thuyết, vẫn còn tranh cãi về nguy cơ gây cao áp phổi cho thai nhi và giảm chức năng thận khi dùng ngắn hạn, còn khi dùng lâu dài thì đã rõ ràng.
- Nhóm chẹn thụ thể Oxytocin: Atosiban.
- Magnesium Sulfate.
- Nhóm chẹn kênh Calci: Nifedipine; Nicardipine.
4. Tác dụng không mong muốn của thuốc giảm co tử cung
- Nifedipin có thể gây ra tình trạng nóng đỏ bừng mặt, đau nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, chóng mặt, suy tim, tăng các men gan, tụt huyết áp xảy ra bất thường ở những người đang có chỉ số huyết áp bình thường
- Salbutamol có thể gây ra tác dụng phụ như tim đập nhanh, run (đặc biệt run tay), buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp, phù phổi và suy tim, hạ kali trong máu.
- Glyceryl Trinitrate (GTN) có thể gây ra tác dụng không mong muốn như đau nhức đầu, nóng đỏ bừng mặt, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim.
- Indomethacin: Việc sử dụng thuốc Indomethacin trong thời gian kéo dài đặc biệt ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến thu hẹp hoặc làm tắc ống động mạch của thai nhi, hoặc làm giảm chức năng thận ở thai nhi. Hiện nay vẫn chưa có y học chứng cứ về việc tiếp tục sử dụng thuốc Indomethacin trong vai trò giảm co tử cung hơn 48 giờ hoặc cho những thai kỳ trên 34 tuần.
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm co tử cung
- Đối với phụ nữ mang thai từ 24 đến 32 tuần, ngoài việc sử dụng thuốc Magne sunphat nhằm mục đích bảo vệ thần kinh cho thai nhi ở những phụ nữ có nguy cơ sinh non thì thuốc Indomethacin được đề nghị là lựa chọn đầu tay với công dụng làm giảm co tử cung trong dọa sinh non.
- Thuốc Indomethacin chống chỉ định cho những phụ nữ đang mang thai bị rối loạn chức năng tiểu cầu, hoặc rối loạn chảy máu, suy gan, viêm loét đường tiêu hóa, suy thận, hoặc mắc bệnh hen suyễn. Loại thuốc này cũng chống chỉ định với thai phụ quá mẫn cảm với Aspirin. Tránh sử dụng thuốc Indomethacin cho phụ nữ đang mang thai có tuổi thai trên 32 tuần và cần hết sức thận trọng khi dùng hơn 72 giờ vì lo ngại nguy cơ dẫn đến tắc ống động mạch cho thai nhi.
- Nifedipin là thuốc giảm co tử cung được khuyến cáo là lựa chọn thứ 2 cho những tuổi thai này. Tuy nhiên, tăng nguy cơ các tác dụng không mong muốn cho mẹ khi sử dụng đồng thời Magie sulphat và thuốc chẹn kênh Calci.
- Đối với thai phụ từ 32 đến 34 tuần, thuốc Nifedipin được khuyến cáo là lựa chọn đầu tiên, lựa chọn thứ 2 cho những tuổi thai này là thuốc kích thích thụ thể β2 giao cảm. Nếu tại chỗ có sẵn Atosiban (Tractocile, Antocin- chất đối vận Oxytocin), nên sử dụng loại thuốc này.
Trên đây là thông tin tham khảo về khi nào cần dùng thuốc giảm co thắt tử cung. Bạn nên tham khảo và trước khi có ý định dùng bất cứ loại thuốc nào trong quá trình mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa Sản để có những chỉ định điều trị cụ thể tốt nhất.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
Các tin khác
- Những kiểu rối loạn chức năng tình dục thường gặp Thứ Bẩy, 26/08/2023, 14:03
- Tìm hiểu bệnh lây truyền qua đường tình dục Thứ Sáu, 18/08/2023, 00:00
- Điều gì gây ra đau khi quan hệ tình dục? Thứ Sáu, 18/08/2023, 00:00
- Đặc điểm ham muốn tình dục khi mang thai Thứ Sáu, 18/08/2023, 00:00
- Nguyên nhân gây xì hơi khi quan hệ tình dục? Thứ Sáu, 18/08/2023, 00:00
- Thời điểm thích hợp cho quan hệ tình dục Thứ Sáu, 18/08/2023, 00:00
- Tình dục an toàn trong suốt thai kỳ Thứ Tư, 16/08/2023, 00:00
- Vì sao stress làm suy giảm chức năng tình dục? Thứ Tư, 16/08/2023, 00:00
- Bạn có hiểu đúng về tình dục an toàn? Thứ Tư, 16/08/2023, 00:00
- Quan hệ tình dục ba tháng cuối thai kỳ Thứ Tư, 16/08/2023, 00:00
- Quan hệ tình dục có "tác dụng phụ" nào không? Thứ Tư, 16/08/2023, 00:00
- Cách nói chuyện với con bạn về tình dục Thứ Ba, 15/08/2023, 00:00