Khi con chỉ giống mẹ Thứ Năm, 23/12/2021, 16:20
Bản thân tôi cũng có đôi chút buồn và có nỗi khổ trong lòng không dám nói cùng ai rằng liệu bé có đúng là con trai tôi không? Bạn bè tôi cũng thường nói ra nói vào rằng đó là con người khác. Điều đó làm tôi rất buồn. Đôi khi có cảm giác không dám khoe con trai mình với ai. Vấn đề này cũng khiến cho tình cảm vợ chồng tôi nhiều lúc sứt mẻ. Rất mong các bạn tư vấn giúp tôi vấn đề về di truyền, rằng trường hợp của tôi là như thế nào? Vì người ta thường nói con trai phải giống cha, con gái giống mẹ. Xin được nói thêm chút nữa là tôi cũng ko giống bố tôi lắm, nhưng vẫn có nhiều điểm giống bố tôi hơn. Hàng xóm vẫn thường nói tôi giống bên ngoại nhiều hơn bên nội.
(Bạn nam, 27 tuổi, Hòa Bình)
Bạn thân mến!
Qua chia sẻ của bạn, Tâm sự bạn trẻ phần nào hiểu những trăn trở của bạn liên quan đến việc con trai mới sinh liệu có phải con bạn không khi cháu giống mẹ nhiều hơn giống bố. Chúng tôi sẽ cùng bạn trao đổi vấn đề này.
Bạn và vợ bạn đã có thời gian tìm hiểu nhau như thế nào trước khi cưới? Đến nay bạn đã hiểu những gì về vợ bạn? Hiện nay tình cảm vợ chồng bạn ra sao?
Bạn biết đấy, mỗi đứa trẻ được cấu tạo nên từ một nửa của bố và một nửa của mẹ. Nhưng tùy thuộc vào sự sắp xếp ngẫu nhiên của các gen và tùy thuộc vào tính chất của gen là gen trội hay gen lặn mà bộ phận này của con sẽ giống mẹ, bộ phận này giống bố, có những đứa trẻ lại là kết tinh của những nét đẹp nhất của bố mẹ, có những đứa trẻ lại mang những nét không đẹp nhất của bố mẹ, và lại có những đứa trẻ có thể không giống bố mẹ mà giống với người cách nó một thế hệ như ông, bà... Chính bởi sự kết hợp và chắt lọc đó nên các đứa trẻ sinh ra vốn rất đa dạng, có đứa trẻ giống hệt bố, có đứa trẻ giống hệt mẹ, có đứa trẻ lại chỉ có vài nét giống bố, vài nét giống mẹ, còn có những đứa trẻ lại không giống bố mẹ chút nào... Sự kết hợp này cũng không dựa trên giới tính của trẻ. Nghĩa là không phải cứ con trai thì giống bố nhiều còn con gái thì giống mẹ nhiều. Không biết bạn có quan sát ở những gia đình khác ngoài gia đình của mình không, nếu có, hẳn bạn cũng thấy sự đa dạng của những đứa trẻ ở các gia đình khác nhau, và sự đa dạng đó diễn ra ở cả những gia đình có nhiều con phải không bạn? Nếu không có sự đa dạng như thế, thì người ta sẽ giải thích như thế nào nếu một đứa trẻ sinh ra không có nét gì giống bố và giống mẹ? Hay một bé gái sinh ra lại giống bố hoàn toàn mà không hề có nét gì giống mẹ? Con trai thì cho rằng có thể không phải là con của chồng nhưng con gái mà giống bố hoàn toàn trong khi không có nét gì giống mẹ thì phải chăng là do người nam tự sinh ra hoặc nhờ người khác sinh?
Thật tiếc là Tâm sự bạn trẻ chưa có cơ hội để nghe bạn kể về tình yêu của hai bạn, chưa biết được mối quan hệ của hai vợ chồng bạn đã qua quá trình tìm hiểu nhau như thế nào, niềm tin bạn dành cho vợ bạn ra sao. Nhưng hẳn bạn biết rằng, mối quan hệ vợ chồng luôn dựa trên tình yêu và sự tin tưởng dành cho nhau. Tình yêu và sự tin tưởng ấy được xây lên từ quá trình quen biết và tìm hiểu nhau, cảm nhận về nhau. Nếu bạn hiểu về vợ mình, có niềm tin vào vợ mình thì hẳn em bé sinh ra có không giống bạn một chút nào thì đó cũng không phải là điều khiến bạn phải bận tâm, bạn có nghĩ vậy không?
Còn nếu thời gian tìm hiểu và kết hôn với nhau không giúp bạn hiểu về lối sống, phẩm chất của vợ của mình, không giúp bạn có được niềm tin vào cô ấy thì dù một đứa trẻ sinh ra, nếu có giống bạn hoàn toàn cũng chưa chắc đã là sợi dây nối kết hạnh phúc gia đình. Và trong trường hợp này, bạn có thể cân nhắc việc đi xét nghiệm ADN để giải tỏa những trăn trở trong lòng mình. Tuy nhiên khi làm điều này thì bạn cũng sẽ đối diện với nguy cơ vợ bạn cũng như con bạn cảm thấy bị tổn thương. Và khi ấy bạn biết chính xác bé là con bạn thì gia đình bạn cũng khó có được hạnh phúc bởi khó có gì bù đắp được sự tổn thương mà vợ và con bạn phải đối diện chỉ bởi một điều cháu không giống bạn nhiều như bạn đã giống bố bạn.
Chúc bạn có lựa chọn sáng suốt nhất!
Tâm sự bạn trẻ 360
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Ra dịch nâu sau khi quan hệ có sao không? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Khả năng lây nhiễm bệnh tình dục Thứ Sáu, 16/02/2024, 00:00
- Ngực phát triển không đều? Thứ Ba, 30/01/2024, 00:00
- Tự ti về bản thân Thứ Hai, 22/01/2024, 00:00
- Liệu mình có thai hay đó là sự thay đổi của cơ thể khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt Thứ Hai, 15/01/2024, 00:00
- Cảm thấy chán nản, mệt mỏi nhưng không hiểu vì sao Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00
- Em có phải đồng tính hay không? Thứ Hai, 01/01/2024, 00:00
- Có bình thường không khi bản thân nghĩ nhiều về sex Thứ Hai, 25/12/2023, 00:00
- Vợ chồng ít gần gũi Thứ Hai, 18/12/2023, 00:00
- Lo sợ chuyện mình thích 1 người sẽ bị bạn cùng lớp tiết lộ ra ngoài Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00
Các tin khác
- Tình bạn Thứ Năm, 16/12/2021, 14:00
- Khi bạn trai không chịu dùng bao Thứ Năm, 02/12/2021, 15:00
- Chia sẻ hay giữ bí mật Thứ Năm, 25/11/2021, 21:25
- Liệu tôi có phải là LESBIAN? Thứ Năm, 18/11/2021, 16:30
- Khi bạn gái đã từng phá thai Thứ Năm, 11/11/2021, 17:43
- Cách mở lời khi chàng ít nói Thứ Năm, 04/11/2021, 19:14
- Có nên vá màng trinh để giữ gìn tình yêu? Thứ Năm, 28/10/2021, 00:00
- Khi "người ấy" chỉ coi bạn là bến đỗ tạm thời Thứ Năm, 21/10/2021, 00:00
- Làm sao để chia tay trong êm ấm? Thứ Năm, 14/10/2021, 19:46
- Chuyện tình cảm Thứ Năm, 07/10/2021, 20:03
- Hạnh phúc nào cho người thứ ba? Thứ Năm, 30/09/2021, 20:50
- Phải làm gì khi ba mẹ không đồng ý cho quen bạn trai? Thứ Năm, 23/09/2021, 00:00