Khi buồng trứng bị đa nang phải làm sao? Thứ Tư, 15/02/2017, 22:48
Tamsubantre.org - Cháu bị trễ hơn 1 tháng nay rồi ạ, cháu có đi siêu âm để kiểm tra thì bác sĩ kết luận cháu bị 2 buồng trứng có dạng đa nang, cho cháu hỏi nguyên nhân vì sao và làm thế nào để chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Đây là lần đầu tiên cháu bị chậm kinh hơn 1 tháng, và cháu cũng có quan hệ rồi ạ.
(Bạn nữ, 20 tuổi, Hải Phòng)
Bạn thân mến,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ băn khoăn của mình cùng chúng tôi. Như vậy là bạn đã đi khám và bác sỹ kết luận bạn bị buồng trứng đa nang. Vậy bác sỹ có hướng dẫn cách thức điều trị cho bạn? Hiện tại bạn có đang mong muốn có thai không?
Ảnh minh họa
Buồng trứng đa nang là một vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết, hoạt động kinh nguyệt và khả năng mang thai của bạn gái. Thông thường, trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, các nang trứng sẽ lớn dần lên và thường có một nang phát triển vượt trội, chín và rụng, làm thay đổi nội tiết của cơ thể khiến lớp niêm mạc tử cung dày lên, sau đó bong ra tạo thành hiện tượng kinh nguyệt (nếu không có hiện tượng thụ tinh đối với trứng chín và rụng). Buồng trứng đa nang tức là tình trạng buồng trứng có nhiều nang trứng phát triển nhưng vỏ buồng trứng quá dày nên không nang trứng nào phát triển vượt trội và phá vỡ lớp vỏ dày để phóng noãn. Do không có hiện tượng phóng noãn (trứng chín và rụng) nên vòng kinh thường kéo dài, kinh nguyệt nếu có xuất hiện cũng thường ít và bạn gái khó có thể mang thai tự nhiên. Bởi vậy nếu bạn đã đi khám và bác sỹ kết luận bạn bị buồng trứng đa nang thì đây có thể là nguyên nhân khiến vòng kinh của bạn kéo dài (trễ kinh, không thấy kinh nguyệt xuất hiện).
Kinh nguyệt đa nang thường được điều trị theo hướng khắc phục triệu chứng, gây phóng noãn để làm cho kinh nguyệt xuất hiện trở lại (sau đó chừng 2 tuần) hoặc để thụ thai (nếu bạn gái mong muốn có thai). Việc sử dụng thuốc phóng noãn do bác sỹ trực tiếp chỉ định và hướng dẫn bạn nhé.
Bởi vậy nếu bạn mong muốn điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt (vòng kinh thưa, kéo dài) bạn cần trao đổi cụ thể với bác sỹ đang khám và theo dõi để có hướng điều trị phù hợp.
Chúc bạn mọi điều tốt lành!
Tâm sự bạn trẻ 360
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Ra dịch nâu sau khi quan hệ có sao không? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Khả năng lây nhiễm bệnh tình dục Thứ Sáu, 16/02/2024, 00:00
- Ngực phát triển không đều? Thứ Ba, 30/01/2024, 00:00
- Tự ti về bản thân Thứ Hai, 22/01/2024, 00:00
- Liệu mình có thai hay đó là sự thay đổi của cơ thể khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt Thứ Hai, 15/01/2024, 00:00
- Cảm thấy chán nản, mệt mỏi nhưng không hiểu vì sao Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00
- Em có phải đồng tính hay không? Thứ Hai, 01/01/2024, 00:00
- Có bình thường không khi bản thân nghĩ nhiều về sex Thứ Hai, 25/12/2023, 00:00
- Vợ chồng ít gần gũi Thứ Hai, 18/12/2023, 00:00
- Lo sợ chuyện mình thích 1 người sẽ bị bạn cùng lớp tiết lộ ra ngoài Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00
Các tin khác
- Kim tiêm dính máu nhiễm HIV bao lâu thì hết nguy hiểm? Thứ Hai, 13/02/2017, 21:48
- Cải thiện chiều cao cho trẻ Thứ Sáu, 10/02/2017, 22:52
- Viêm gan B lây truyền như thế nào? Thứ Tư, 08/02/2017, 22:53
- Tại sao “cậu bé” lại nhanh ỉu xìu sau xuất tinh? Thứ Hai, 06/02/2017, 22:45
- Em thấy mình vô dụng Thứ Sáu, 27/01/2017, 22:45
- Hình dạng dương vật bất thường khi cương cứng Thứ Hai, 23/01/2017, 22:52
- Em có bị lây nhiễm HIV Thứ Sáu, 20/01/2017, 21:47
- Bị cô lập trong gia đình, em phải làm gì? Thứ Hai, 16/01/2017, 22:48
- Sử dụng thuốc trong thời kỳ đầu mang thai, phải làm gì? Thứ Sáu, 13/01/2017, 21:40
- Nỗi lo xuất tinh sớm Thứ Hai, 09/01/2017, 23:59
- Đeo “bao” ở giữa cuộc yêu, có khả năng dính bầu? Thứ Sáu, 06/01/2017, 22:59
- Ảnh hưởng của việc kiềm chế xuất tinh khi thủ dâm Thứ Hai, 02/01/2017, 22:51