Hẹn hò có phải đã lỗi thời? Thứ Năm, 24/03/2022, 16:00
Nếu bạn đang trên con đường tìm kiếm tình yêu , bạn cần phải làm gì? Câu trả lời là bạn cần hẹn hò với một đối tượng nào đó - ít nhất là theo quan niệm phương Tây là như vậy. Thậm chí, trong “trò chơi” hẹn hò này còn tồn tại những luật lệ.
Trò chơi “hẹn hò”
Tùy thuộc vào giới tính của bạn mà luật chơi sẽ quy định vai trò của bạn trong cuộc chơi. Nếu bạn là nam giới, nhiệm vụ của bạn là tìm bằng được một cô nàng độc thân, và bạn thấy mình bị thu hút bởi ánh nhìn của cô ấy. Sau đó, lấy hết dũng khí, can đảm tiếp cận và làm cô ấy chú ý đến bạn rồi mở lời cho một buổi hẹn hò giữa hai người. Và để chinh phục được trái tim của nàng công chúa này, bạn cần chuẩn bị một (hoặc rất nhiều) bữa tối sao thật thú vị và náo nhiệt.
Còn nếu là nữ giới, bạn lúc nào cũng cần trong trạng thái sẵn sàng, tươm tất nhất, và bất cứ khi nào lọt mắt được một đối tượng tiềm năng, hãy rắc chút “thính”, và trông đợi họ sẽ nắm bắt được và mời bạn một buổi hẹn riêng. Trong buổi hẹn, hãy tỏ ra là một người hài hước, nhưng cũng đừng quá lố. Sau cùng, đừng vội trao hết mọi thứ cho người ấy trước khi bạn nhận lại được cảm giác tin tưởng đến từ họ.
Mô típ hẹn hò này được bắt đầu từ những năm 1950, khi các nước châu Âu lúc này đang rất coi trọng chuyện tình cảm trước khi tiến tới hôn nhân. Đây cũng một cách thể hiện sự phân biệt giới tính rất rõ khi gán ghép vai trò của người đàn ông là chủ động và đưa người phụ nữ vào thế bị động. Tuy vậy, hơn bảy thập kỷ sau, mặc cho sự tiến bộ trong xã hội phương Tây về ủng hộ bình đẳng giới thì đây vẫn được coi một điều lý tưởng về mặt văn hóa.
Các nền tảng hay ứng dụng hẹn hò trực tuyến đang là điểm đến hết sức phổ biến trên mạng ngày nay. Thế nhưng, liệu thực sự có bao nhiêu người gặp được nửa kia của mình qua kiểu hẹn hò như trước? Đó là câu hỏi mà nhà tâm lý học Danu Stinson đến từ đại học Victoria (Canada) và các cộng sự của mình sẽ trả lời trong bài viết được đăng tải gần đây trên tờ Social Psychological and Personality Science
.
Ngày nay các cặp đôi gặp nhau như thế nào?
Các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận thấy rằng các nhà tâm lý học vẫn còn đang ở trong định kiến rằng hẹn hò là quy chuẩn cho việc hình thành mối quan hệ tình cảm ban đầu, họ đã tìm thấy hàng trăm bài nghiên cứu được công bố bàn về động lực của hẹn hò hay của sức hấp dẫn thuở mới đầu. Đồng thời, trong vài năm trở lại đây, cũng đã xuất hiện rất nhiều các cuộc thảo luận trên mạng xã hội về một hướng đi mới dẫn đường tới tình yêu, thường được biết đến là “tình bạn trước tình yêu” .
Vì vậy, có thể thấy, trong xã hội phương Tây đang xuất hiện hai quan điểm tiến đến chuyện tình cảm - hoặc là hẹn hò trước - hoặc là làm bạn trước. Vậy sự phổ biến của hai phương thức này ra sao?
Để trả lời câu hỏi này, nhóm đã dựa trên kết quả khảo sát của 1897 người bao gồm cả sinh viên đại học và người lớn ở Mỹ đang trong một mối quan hệ yêu đương. Họ được hỏi rằng liệu với người hiện tại, trước khi trở thành người yêu, hai người họ có phải bạn bè không. Và nếu có, hai người đã là bạn bè trong bao lâu.
Nhìn chung, có tới hai phần ba số người nói rằng họ đã từng là bạn bè trước khi bắt đầu mối quan hệ tình cảm. Không chỉ vậy, trung bình, mối quan hệ bạn bè này kéo dài khoảng tầm 1 năm. Hay nói cách khác, “hẹn hò trước” rồi mới đến tình yêu có thể coi là lý tưởng văn hóa nhưng thực tế lại là “tình bạn trước tình yêu”.
Sự khác nhau về mặt nhân khẩu học
Tuy vậy, khi các nhà nghiên cứu phân chia những người tham gia thành các nhóm nhân khẩu học khác nhau, họ nhận thấy tỷ lệ giữa “hẹn hò trước” hay
“làm bạn trước” thay đổi một cách đáng kể. Ở nhóm người dị tính, tỷ lệ những người trên 30 tuổi tìm thấy nửa kia qua hẹn hò nhiều hơn so với những người dưới 30 - điều này có thể thấy rằng trong xã hội Mỹ, xu hướng “tình bạn trước tình yêu” đang nổi lên. Thế nhưng, ở cả hai nhóm, “làm bạn trước khi yêu” vẫn chiếm số nhiều so với “hẹn hò trước tình yêu”, với 69% người trên 30 và 84% người dưới 30 cho rằng nhờ cách này mà họ làm quen được với người ấy.
Mô típ “hẹn hò trước” vốn đã hình thành trong nhóm những người dị tính khi gán những vai trò khác nhau cho từng giới. Vì vậy, không quá bất ngờ khi chỉ có một số ít thuộc nhóm người đồng tính nói rằng họ quen biết nhau qua hẹn hò. Và làm bạn dường như là tiêu chuẩn để kết nối giữa những người này.
Stinson và các đồng nghiệp của mình cũng nhận thấy rằng có một số lớn những người quen biết nửa kia của mình qua giai đoạn trung gian FWB (friends- with- benefits - bạn bè kiêm tình dục) trước khi trở thành người yêu chính thức. Vài năm gần đây, cũng đã có rất nhiều tài liệu khoa học về hậu quả có thể xảy ra của những mối quan hệ bạn bè kiêm tình dục và rất nhiều nhà nghiên cứu hoài nghi về việc họ sẽ đi đến một mối tình kéo dài và bền chặt hay không. Trong khi các dữ liệu không trả lời cho câu hỏi tần suất để một mối quan hệ FBW trở thành chính thức là bao nhiêu, tuy vậy, sự chuyển dịch này cũng có thể đến đích như mong đợi.
“Tình bạn đến tình yêu” đang trở thành một xu thế
Trong bài nghiên cứu dưới đây, các nhà nghiên cứu đã hỏi những sinh viên đại học chỉ ra cách thức làm quen nửa kia mà họ thích nhất. Có đến 47% cho rằng từ một tình bạn đi đến tình yêu là cách tiếp cận tốt nhất, rồi sau đó là gặp mặt ở trường học, hay qua bạn chung - đồng vị trí hạng hai, chiếm tới 18% mỗi cách. Rất ít (chỉ khoảng 1%) nói rằng tìm kiếm người kia trong các quán bar, hay qua các dịch vụ hẹn hò, mai mối là một cách tiếp cận tốt.
Kết quả của nghiên cứu của Stinson và đồng nghiệp đã chỉ rõ rằng hẹn hò đã không còn là cách phổ biến nhất để con người tìm đến tình yêu của họ nữa. Có thể một số người thể hiện rất tốt trong trò chơi hẹn hò, nhưng đó không phải cách duy nhất để tìm kiếm tình yêu trong đời, và cũng không phải cách phổ biến nhất.
Nếu hẹn hò không phải dành cho bạn, đã đến lúc nghe theo những lời khuyên nhỏ bé này. Đừng cố phải chạy theo trò chơi ấy, hãy cứ là bạn. Bước ra ngoài, tìm hiểu thế giới, cho thế giới thấy bạn là ai. Và thay vì đuổi theo tình yêu, hãy chạy theo chính bạn, chăm sóc bản thân mình cho thật tốt.
Nguyễn Hồng - Nguồn: Tâm lý học tuổi trẻ
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- Làm thế nào để thoát khỏi "friendzone" với một chàng trai? Thứ Năm, 24/03/2022, 15:00
- Từ tình bạn tới tình yêu Thứ Năm, 24/03/2022, 14:00
- Đừng dùng sai cách đi yêu đúng người Thứ Tư, 16/03/2022, 16:05
- Cho dù chúng ta là tạm thời, anh vẫn rất đặc biệt với em Thứ Năm, 10/03/2022, 16:00
- Chúng ta của hiện tại là hai kẻ xa lạ với những ký ức đã từng vì nhau Thứ Ba, 08/03/2022, 22:48
- Tôi và chồng đến với nhau trong đại dịch Thứ Ba, 08/03/2022, 00:00
- Khoa học của ái tình và chia ly Thứ Năm, 03/03/2022, 15:00
- Vì sao ta cứ thích đăng bài rồi lại vội xoá? Thứ Ba, 01/03/2022, 00:00
- Cách giảm căng thẳng khi nói trước đám đông Thứ Sáu, 25/02/2022, 15:00
- Gửi em, tuổi 18 không ngừng ước mơ Thứ Năm, 24/02/2022, 16:00
- 8 nhu cầu cảm xúc trong một mối quan hệ lành mạnh Thứ Tư, 23/02/2022, 13:48
- Love bombing - Mê như điếu đổ hay giăng bẫy lừa tình? Thứ Ba, 22/02/2022, 00:00