Giao diện tiếp cận

GS Harvard: Quá bận rộn hay quá nghèo trong thời gian dài làm người ta thiển cận Thứ Tư, 19/05/2021, 15:35

GS Harvard: Quá bận rộn hay quá nghèo trong thời gian dài làm người ta thiển cận

Người quá bận rộn hoặc quá nghèo trong thời gian dài có một điểm chung, họ sẽ tập trung quá mức vào việc đuổi theo cái mà mình đang thiếu thốn, từ đó dẫn đến việc suy giảm khả năng nhận thức và khả năng phán đoán.

Người quá bận rộn hoặc quá nghèo trong thời gian dài có một điểm chung, họ sẽ tập trung quá mức vào việc đuổi theo cái mà mình đang thiếu thốn, từ đó dẫn đến việc suy giảm khả năng nhận thức và khả năng phán đoán.

Giáo sư Sendhil Mullainathan của Đại học Harvard cùng với cộng sự là giáo sư Eldar Shafir từ Đại học Princeton đã đưa ra kết luận trên. Nghiên cứu từng được đăng trên tạp chí Khoa học của Mỹ. Bài nghiên cứu cũng được xuất bản trong quyển “Scarcity: Why Having Too Little Means So Much”.

Nghiên cứu này xuất phát từ sự khó chịu đối với thói lề mề của bản thân ông Mullainathan. Ông di dân từ Ấn Độ đến Mỹ năm 7 tuổi, sau khi tốt nghiệp Harvard, ông theo học ngành kinh tế tại MIT và nhận được giải thưởng “Thiên tài MacArthur” rồi được nhận làm giáo sư tại đại học Harvard.

Giáo sư Sendhil Mullainathan của Đại học Harvard. (Ảnh: harvardmagazine.com)

Tuy rằng dường như ông có mọi thứ, nhưng ông cảm thấy điều thiếu sót duy nhất của bản thân ông chính là thời gian. Trong đầu ông luôn có rất nhiều kế hoạch, muốn tự mình làm tất cả mọi thứ, nhưng kết quả thường rơi vào tình trạng hứa mà không thể thực hiện. Sau khi nhận ra vấn đề này, Mullainathan đã kết nối vấn đề của bản thân với nghiên cứu xóa đói giảm nghèo quốc tế mà ông đang làm. Cuối cùng, ông đã phát hiện ra vấn đề mà mình đối mặt và lo ngại của người nghèo lại giống nhau đến bất ngờ.

Cái người nghèo thiếu thốn là tiền bạc, còn ông thiếu thời gian. Sự giống nhau của hai vấn đề nằm ở chỗ dù có cho người nghèo tiền, cho người bận rộn thời gian, thì họ cũng không thể nào vận dụng tốt nguồn tài nguyên.

 

Trong tình trạng thiếu thốn tài nguyên (tiền, thời gian, thông tin) lâu dài, sự tìm kiếm những cái mình thiếu thốn đã chiếm hết sự tập trung của những người này, dẫn đến việc khiến họ quên đi những nhân tố có giá trị quan trọng hơn, khiến họ có tâm lý lo ngại và khó khăn trong việc quản lý quỹ thời gian, tiền bạc.

Cũng có nghĩa là khi bạn quá nghèo hoặc quá bận rộn, khả năng suy nghĩ và phán đoán đều sẽ suy giảm, dẫn đến sự thất bại.

Nghiên cứu giải thích thêm, sự thiếu thốn lâu dài sẽ gây nên “tư duy khao khát”, dẫn đến việc mất đi khả năng quyết định cần thiết. Một người nghèo sẽ phải luôn tính toán để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, cuối cùng không còn đủ “khoảng trống” để suy nghĩ đến việc đầu tư và phát triển; một người quá mức bận rộn sẽ luôn chạy theo những nhiệm vụ mệt mỏi gấp gáp nhất và phải nhanh chóng hoàn thành trong thời hạn được giao, nên cũng không còn “khoảng trống” để suy nghĩ đến sự phát triển lâu dài hơn. Đối với những người này, dù cho có thoát khỏi tình trạng thiếu thốn này thì cũng sẽ bị vướng vào “tư duy khao khát” rất lâu.

Quá nghèo hoặc quá bận rộn sẽ khiến khả năng suy nghĩ của con người suy giảm nghiêm trọng. (ảnh: tuoitrenews.vn)

“Nói một cách khó nghe, sự nghèo khó có thể làm bạn trở nên thiển cận hơn” – GS Mullainathan

Nghiên cứu của ông Mullainathan là một gợi ý quan trọng đối với các vấn đề lý luận giai cấp xã hội và chính sách quốc gia, hình thức phát triển kỹ thuật cũng như quản lý quỹ thời gian cá nhân v.v… Dưới đây nêu ra một vài ví dụ:

Ví dụ 1: chính sách an sinh xã hội

Đảng Cộng hòa Mỹ cho rằng người nghèo là do không cố gắng. Đảng Dân chủ cho rằng nguồn gốc của cái nghèo là do xã hội không bình đẳng, quốc gia nên sắp xếp nguồn tài nguyên để giúp đỡ người nghèo.

Ông Mullainathan lại chứng minh rằng cả hai đảng đều sai. Không phải là người nghèo không cố gắng mà là bởi vì nghèo quá lâu, họ đã mất đi khả năng suy nghĩ và phán đoán về việc thoát khỏi cái nghèo. Nếu không thay đổi tình trạng này thì dù có cố gắng cũng vô ích; mà nếu như chỉ đơn giản là phân phát tiền cho người nghèo thì “tư duy khao khát” của họ cũng sẽ dẫn đến việc họ không thể vận dụng phúc lợi được cấp cho để thoát khỏi cái nghèo.

 

Do đó, nên xây dựng một hệ thống phúc lợi xã hội cơ bản nhất, đồng thời duy trì những hình thức cạnh tranh trong xã hội, tài nguyên mở ra cho toàn xã hội để con người có thể bảo trì được tư duy bình thường, cạnh tranh công bằng.

Ví dụ 2: Làm sao khi không có đủ thời gian?

Nguyên tắc quản lý thời gian theo cách truyền thống là chia nhỏ từng khoảng thời gian, đồng thời xử lý nhiều nhiệm vụ hơn.

Còn nghiên cứu của ông Mullainathan lại nhận ra rằng lý do không hoàn thành được nhiệm vụ không phải là không đủ thời gian, mà là không đủ tập trung khi xử lý vấn đề. Cách giải quyết chia nhỏ thời gian và xử lý nhiều việc hơn lại sẽ tăng thêm sự lo lắng do bị phân tâm, dẫn đến việc càng không thể chú tâm xử lý nhiệm vụ chủ yếu, kéo dài sự chậm trễ.

Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này là giảm bớt những nhiệm vụ không cần thiết, nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài, chia nhỏ các vấn đề, từ đó hóa giải sự lo lắng khi xử lý vấn đề.

Ví dụ 3: Chúng ta đang bị “oanh tạc” bởi thông tin?

Mỗi ngày chúng ta phải nhận lượng tin tức quá tải, có rất nhiều người cứ luôn bị những tin tức trên mạng xã hội làm phiền, vì thế vài người bắt đầu dùng cách “cắt mạng” để thoát khỏi tình trạng tin tức quá tải.

Trên thực tế không phải là do tin tức quá tải mà là hậu quả của việc “thiếu thốn tin tức hữu ích”. Vấn đề này tốt nhất nên giải quyết bằng cách thiết lập cơ chế chọn lọc tin tức để giúp bản thân chọn ra những tin tức quan trọng.

 

Tóm lại, khi bạn thấy bản thân đang phải vật lộn với tiền bạc, thời gian… hãy dành cho mình 1 chút thư giãn để nhìn lại và đặt ra mục tiêu. Và khi nhìn những người nghèo, hãy dành cho họ nhiều sự cảm thông hơn nữa vì gánh nặng cả về vật chất và tinh thần mà họ mang trên vai.

Theo Secretchina

Minh Tuệ _ Tamlyhoctoipham.com

Lượt xem: 1059

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 13
Lượt truy cập: 34673973

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik