Đời sống tình dục sau khi sinh con Thứ Sáu, 04/08/2023, 00:00
Đời sống tình dục đang tốt đẹp cho đến khi bạn mang thai và chín tháng sau, đứa trẻ ra đời. Cơ thể thay đổi, gia đình thay đổi và thêm nhiều trách nhiệm mới đã làm đời sống tình dục trở nên nhiều thử thách hơn, nhưng như thế nào là bình thường? Những chia sẻ sau đây giúp bạn hiểu và có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sau sinh con.
Khi nào bạn có thể quan hệ tình dục trở lại?
Sau khi bạn sinh con dù sinh thường hay sinh mổ, cơ thể bạn cần thời gian để hồi phục. Bác sĩ thường khuyên bạn có thể quan hệ tình dục từ 4-6 tuần sau sinh. Đây là thời gian để cơ thể hồi phục: cổ tử cung đóng lại, tử cung hầu như trở về kích thước bình thường, hết ra máu âm đạo và vết thương lành hẳn.
Không có một tiêu chuẩn nào để bạn phải tuân theo.
Tuy nhiên, vợ chồng bạn là người quyết định thời điểm nào là phù hợp đối với riêng bạn. Một vài cặp vợ chồng sẽ có quan hệ trong tháng đầu tiên, nhiều người trong khoảng giữa 1 đến 3 tháng. Cũng có người đợi đến 6 tháng sau hay thậm chí 1 năm sau. Những yếu tố như sự mệt mỏi, stress và lo sợ đau có thể làm bạn mất hứng thú với tình dục. Không có một tiêu chuẩn nào để bạn phải tuân theo. Cũng có môt vài đề nghị rằng bạn nên quan hệ trước khi tái khám sau sinh (thường 6 tuần sau sinh) để bạn có thể thảo luận thêm với bác sĩ về những khó khăn bạn gặp phải.
Quan hệ sau khi sinh con sẽ đau nhiều?
Sự thay đổi nội tiết có thể làm âm đạo bạn khô và đau, đặc biệt khi bạn cho bé bú. Để làm dịu cảm giác khó chịu khi quan hệ, hãy chậm lại. Kéo dài khúc dạo đầu với ôm ấp, hôn và vuốt ve, từ từ kích thích cảm giác ham muốn. Trò chuyện với chồng của bạn cũng cần thiết vì những lo lắng liên quan đến vấn đề tình dục có thể làm giảm ham muốn và giảm cảm giác. Nếu âm đạo khô, bạn có thể sử dụng kem hay gel bôi trơn. Bạn có thể thử các tư thế khác nhau để tránh làm đau vết thương. Phải tập trung, hướng tất cả sự chú ý vào bạn và người chồng. Nếu làm như thế bạn vẫn còn đau, nên đi khám bác sĩ để có những lựa chọn điều trị phù hợp.
Cách sinh có ảnh hưởng đến quan hệ tình dục?
Nếu bạn sinh đường âm đạo, vết khâu sau khi cắt hay vết rách tầng sinh môn sẽ làm bạn đau. Những múi chỉ này sẽ biến mất trong 10 ngày và vết thương sẽ lành hẳn sau 2 tuần và cảm giác đau sẽ giảm dần. Nếu bạn có vết khâu, bạn có thể thử những tư thế khác nhau để hạn chế sự xâm nhập và đè ép lên vết khâu và quan hệ khi bạn đã sẵn sàng. Nếu không có vết rách hay cắt, vết thương sẽ lành nhanh và có lẽ bạn sẽ sẵn sàng với tình dục sớm hơn mặc dù bạn có thể cảm thấy hơi xây sát, hơi cộm và muốn quan hệ nhẹ nhàng.
Nếu bạn mổ lấy thai, bạn có thể lo lắng về vết sẹo nhưng vết thương sẽ lành theo thời gian. Nếu vẫn còn đau nhiều, bạn có thể chọn tư thế không đè lên vết sẹo.
Mệt mỏi, sợ đau và những nỗi lo sợ khác như vết thương bụng và âm đạo hở rách ra, đóng một vài trò quan trong đối với việc người phụ nữ có sẵn sàng với tình dục hay không.
Ngoài ra, sau sinh thường, sự giảm trương lực cơ âm đạo có thể làm giảm tiếp xúc trong khi quan hệ mà có thể ảnh hưởng đến cảm xúc. Điều này cũng chỉ tạm thời. Để tăng trương lực cơ vùng tầng sinh môn, hãy tập bài tập Kegel. Đơn giản thít cơ vùng chậu như khi bạn đang đi tiểu mà cố gắng ngắt dòng nước tiểu lại. Làm mỗi lần 5 giây, và trong 4-5 lần. Sau đó, tăng lên 10 giây rồi thả lỏng 10 giây. Khi đã thành thạo bạn hãy duy trì bài tập Kegel ít nhất 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 cái.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
Các tin khác
- Tình dục và bệnh Crohn có mối liên hệ như thế nào? Thứ Tư, 02/08/2023, 00:00
- Cách chăm sóc cô bé sau khi quan hệ để an toàn Thứ Tư, 02/08/2023, 00:00
- Phụ nữ ăn gì để tăng cường sinh lý? Thứ Tư, 02/08/2023, 00:00
- Quan hệ ra máu, có phải do khối u? Thứ Tư, 02/08/2023, 00:00
- Cách để có một đời sống tình dục tốt trong nhiều năm Thứ Hai, 31/07/2023, 12:00
- Quan hệ tình dục ở tuổi mãn kinh Thứ Sáu, 28/07/2023, 00:00
- Các giai đoạn của cực khoái khi quan hệ tình dục Thứ Sáu, 28/07/2023, 00:00
- Quan hệ trong ngày đèn đỏ: Nên hay không? Thứ Sáu, 28/07/2023, 00:00
- Mang thai IVF 3 tháng đầu có được quan hệ không? Thứ Sáu, 28/07/2023, 00:00
- Vì sao màn dạo đầu trong "chuyện ấy" lại quan trọng? Thứ Tư, 26/07/2023, 00:00
- Thận yếu có ảnh hưởng đến "chuyện ấy"? Thứ Tư, 26/07/2023, 00:00
- Giải mã: Các giấc mơ tình dục có nghĩa gì? Thứ Tư, 26/07/2023, 00:00