Để việc điều trị viêm nhiễm hiệu quả Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Vì sao chữa viêm nhiễm phụ khoa lại lâu khỏi
tamsubantre.org - Viêm nhiễm “vùng kín” là một căn bệnh rất phổ biến và rất khó chữa? Nhận định này liệu có thực sự đúng đắn? Cùng Tâm sự bạn trẻ tìm hiểu nhé
Vài nét về “chiến sự”
Theo thống kê của Bộ Y tế, ở Việt Nam có đến 70% phụ nữ đã từng ít nhất một lần bị viêm nhiễm phụ khoa. Con số này đã chỉ ra thực trạng là những căn bệnh liên quan đến “vùng kín” xảy ra rất phổ biến trong xã hội. Mặc dù không ngay lập tức ảnh hưởng đến sự sống của người nhiễm bệnh, thế nhưng các triệu chứng như ngứa, rát, phù nề, tiểu buốt, tiểu rắt… lại tạo ra một cảm giác vô cùng khó chịu.
Ngày nay, cùng với sự trợ giúp các biện pháp y tế, việc điều trị tận gốc những viêm nhiễm không phải quá khó khăn, song tỷ lệ những người phải “sống chung với lũ” vì chữa mãi không khỏi là tương đối lớn. “Có lẽ bệnh của mình là mãn tính rồi, chạy chữa gần nửa năm nay mà bệnh tình chẳng cải thiện được tẹo nào. Lúc đầu, mình nghĩ là do trình độ của bác sĩ ở phòng khám tư nhân có hạn nên đã lặn lội xếp hàng vào tận bệnh viện lớn, nhưng kết quả vẫn vậy. Đành sống chung với nó vậy”, Liên đau khổ chia sẻ.
Không chỉ đổ vạ “bệnh của mình là vô phương cứu chữa” như Liên, rất nhiều người khác khi rơi vào tình huống này còn nghi ngờ về tính hiệu quả của đơn thuốc, do đó thường xuyên đổi địa chỉ khám chữa. Minh – một “nạn nhân” khẳng định: “Cũng một vị bác sĩ kê thuốc mà chẳng hiểu sao chị gái mình chỉ cần uống đến liều thứ 2 là bệnh tình đã thuyên giảm, vậy mà mình chưa có dấu hiệu gì gọi là đỡ. Chắc là thuốc kê không hợp với cơ thể hoặc liều lượng kháng sinh thấp quá”
Các chuyên gia nói gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc điều trị viêm nhiễm mãi mà không khỏi, và một trong những nguyên nhân ấy, theo tư vấn viên Thủy Tiên của Tâm sự bạn trẻ là do các bạn gái đã quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su trong quá trình điều trị. Bởi vì một số loại vi khuẩn, vi rút có thể di chuyển từ “vùng kín” của bạn gái sang “vùng kín” của bạn trai từ trước khi điều trị, do đó, nếu XXX vào thời điểm này sẽ gây viêm nhiễm ngược trở lại. Trong trường hợp ấy, bạn cần trao đổi với bác sĩ liệu “nửa kia” của mình có cần thiết phải đi khám và điều trị không?
Làm “chuyện ấy” khi đang điều trị cũng là nguyên nhân khiến bệnh lâu khỏi
Lý do thứ hai có thể xảy ra là nhiều người đã không điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Chẳng hạn, có bạn được bác sĩ kê thuốc đặt âm đạo, thế nhưng, vì sợ người bán thuốc biết mình đã quan hệ tình dục trước hôn nhân, XX đó chỉ mua thuốc uống và thuốc bôi. Quyết định này là một sai lầm nghiêm trọng, bởi lẽ việc “ăn gian” đơn thuốc sẽ khiến cho bệnh tình của bạn chỉ được điều trị nửa vời. Bên cạnh đó, nếu thuốc đặt âm đạo không tan và bạn không báo cáo tình trạng này cho bác sĩ điều trị thì vô tình bạn sẽ biến mình thành kẻ “chống đối” đơn thuốc, đơn giản là vì nếu thuốc không tan thì tác dụng của nó không thể phát huy, do đó việc bạn có sử dụng thuốc cũng coi như không… Tất cả những lý do này đã giải thích vì sao bạn chữa mãi mà viêm nhiễm vẫn chẳng hề có dấu hiệu thuyên giảm. Nên nhớ điều trị đúng và đủ đơn thuốc mới có thể giúp bạn “tai qua nạn khỏi”.
Ngoài ra, việc bạn giữ gìn vệ sinh “vùng kín” kém cũng sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên dai dẳng, khó chữa. Vì thế, bạn nên chịu khó vệ sinh cơ quan sinh dục ít nhất 2 lần một ngày vào sáng và tối. Đặc biệt, trước khi sử dụng thuốc đặt cần phải “tắm rửa” cho “cô bé” thật kĩ lưỡng để tránh việc đưa vi khuẩn có hại thâm nhập ngược vào trong âm đạo. Ngoài ra, dụng cụ đặt thuốc cũng cần bảo quản ở nơi sạch sẽ (tốt nhất là nên rửa sạch trước khi dùng), nếu không vi khuẩn có sẵn ở ngoài môi trường sẽ có điều kiện tấn công “vùng kín” từ phía trong.
Cũng theo Tư vấn viên Thủy Tiên, việc thường xuyên thay đổi địa điểm khám chữa bệnh như Minh là việc không nên làm vì dù sao theo đuổi một bác sĩ cũng tốt hơn vì người ta nắm được toàn bộ tiến trình điều trị của bạn và sẽ có những lời khuyên thích hợp. Nếu bạn thấy băn khoăn về tác dụng của thuốc, hãy thẳng thắn bày tỏ với bác sĩ điều trị để nhận được lời giải thích rõ ràng. Trong trường hợp nhất thiết phải làm việc này, bạn nhớ mang theo sổ y bạ cũ để bác sĩ mới tiện theo dõi, tránh tình trạng cho uống lại loại thuốc có thành phần tương tự thuốc đã sử dụng.
Cùng với sự phát triển của khoa học, bệnh phụ khoa không phải là “vô phương cứu chữa”, nên bạn đừng quá bi quan như Liên. Hãy thật kiên trì và làm theo những lưu ý của Tư vấn viên Thủy Tiên, bạn sẽ nhanh chóng “vĩnh biệt” căn bệnh phụ khoa đáng ghét!
Hoài Anh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00