Giao diện chuẩn

Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý & Cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ Thứ Năm, 10/08/2023, 13:00

Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý & Cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ

Những sự kiện đau buồn, gây tổn thương, ám ảnh từ thuở nhỏ như bị bạo hành, cưỡng hiếp, chứng kiến người thân đột ngột qua đời,…có thể là nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhỏ bị sang chấn tâm lý. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn khiến cho trẻ phải đối diện với nhiều khó khăn trong sinh hoạt, gây cản trở lớn đối với đời sống. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị sang chấn tâm lý

Hiểu một cách đơn giản nhất thì sang chấn tâm lý chính là những sự tổn thương, thiệt hại to lớn về mặt tinh thần sau khi một người phải trải qua các sự kiện đau lòng vượt quá sức chịu đựng. Theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) định nghĩa rằng: Sang chấn là tình trạng mà một cá nhân trải nghiệm hoặc chứng kiến sự kiện, sự việc gây tử vong, có khả năng tử vong hoặc làm tổn hại nặng nề, nghiêm trọng đến tính toàn vẹn của thể chất con người. Đây được xem là một trong các phản ứng nghiêm trọng của cá nhân có liên quan đến việc lo lắng, căng thẳng, sợ hãi quá mức, nó biểu hiện cho sự bất lực, tuyệt vọng hoặc kinh hoàng quá độ.

Sang chấn tâm lý có thể xảy ra ở bất kì ai, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi tình huống sang chấn xảy ra, não bộ của trẻ sẽ bắt đầu kích thích hoạt động của các hạch hạnh nhân, cụ thể là tăng tiết adrenalin và hormone cortisol, hệ thần thần kinh giao cảm cũng được kích thích hoạt động. Khi ấy, tại não bộ sẽ diễn ra cơ chế Chiến – Biến – Tê liệt.

Trẻ bị sang chấn tâm lý sẽ phải liên tục trải qua những cảm xúc tồi tệ, những suy nghĩ rùng rợn về những sự kiện sang chấn đã xảy ra trong quá khứ. Những miền kí ức về sự khủng hoảng luôn hiện hữu trong tâm trí hoặc có thể chực chờ xuất hiện bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi có một hoặc nhiều yếu tố liên quan, gợi nhớ tác động đến.

Cụ thể về một số sự kiện, tình huống tổn thương có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ bị sang chấn tâm lý như:

  • Trẻ nhỏ là nạn nhân của những cuộc bạo lực gia đình, bạo lực học đường, thường xuyên phải đối mặt với những đòn roi, sự ngược đãi, hành hung, tra tấn dã man về cả thể chất lẫn tinh thần.
  • Từng trải nghiệm hoặc chứng kiến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
  • Trẻ em bị lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp.
  • Liên tục chứng kiến cảnh cha mẹ đánh đập, chửi mắng nhau hoặc là nỗi đau sau khi gia đình tan vỡ.
  • Trẻ bị sang chấn tâm lý có thể do chứng kiến cảnh người thân đột ngột qua đời.
  • Trẻ từng trải qua hoặc gánh chịu những thiệt hại to lớn từ thiên tai, cụ thể là sóng thần, động đất, lũ lụt, lốc xoáy, núi lửa, mưa bão,…
  • Chứng kiến cảnh giết người hoặc bị đe dọa tính mạng
  • Sang chấn ở trẻ có thể do hệ quả từ chiến tranh
  • Những trẻ nhỏ được chẩn đoán mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo, đe dọa đến tính mạng cũng có khả năng rơi vào trạng thái sang chấn tâm lý.
  • Trẻ là người sống sót duy nhất sau các sự kiện nghiêm trọng như tai nạn xe, hỏa hoạn, đe dọa giết người,….

Trẻ là là đối tượng dễ bị tổn thương tâm lý nhất. Đặc biệt nếu các tình huống gây sang chấn này xảy ra vào lúc nhỏ thì khả năng phục hồi và điều trị sẽ càng gặp nhiều khó khăn. Bởi khi trẻ rơi vào sự bất ổn tâm lý thì rất dễ bị tác động bởi các sự kiện khác, dù là những điều nhỏ nhặt xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Để có thể giúp trẻ thoát ra khỏi trạng thái này, trước hết chúng ta cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra sang chấn và từng bước tháo gỡ nó.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị sang chấn tâm lý

Các dấu hiệu của sang chấn tâm lý ở trẻ có thể xảy ra ngay sau khi sự kiện gây sang chấn xuất hiện hoặc sau đó 3 tháng (gọi là sang chấn cấp) hoặc cũng có những trường hợp kéo dài liên tục sau đó (gọi là sang chấn mãn). Các biểu hiện của trẻ bị sang chấn tâm lý có thể khác nhau, tùy vào tính cách, giới tính và đặc biệt là độ tuổi trải qua sang chấn.

Các bậc phụ huynh cần phải chú ý quan sát các biểu hiện và phản ứng của trẻ sau khi trẻ phải trải qua một sự kiện tổn thương nghiêm trọng. Cụ thể, đối với từng nhóm trẻ ở độ tuổi khác nhau, sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng biệt như sau:

trẻ bị sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý thường làm cho trẻ nhỏ trở nên buồn bã, chán nản, rối loạn cảm xúc.

1. Đối với trẻ từ 0 đến 3 tuổi

Nhiều người nghĩ rằng, trẻ nhỏ ở độ tuổi này chưa đủ nhận thức để có thể bị tổn thương tâm lý sau các sự kiện mất mát, đau buồn. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia tâm lý, trẻ nhỏ từ 0 đến 3 tuổi lại là đối tượng dễ bị tổn thương và sang chấn nhất. Cha mẹ cần nên chú ý, quan tâm và kịp thời phát hiện các bất ổn tâm lý của trẻ thông qua các biểu hiện cụ thể sau:

  • Cảm thấy lo lắng, sợ hãi, buồn rầu khi nhận thấy cha mẹ mệt mỏi, suy sụp.
  • Trẻ hoàn toàn có thể nhận biết và hiểu được sự lo lắng của người thân.
  • Trẻ liên tục quấy khóc, đòi cha mẹ.
  • Trẻ có thể bị suy giảm hoặc mất đi các kỹ năng đã được học và thực hành tốt trước đó, có thể là gọi cha mẹ, sử dụng thìa,…
  • Trẻ nhỏ bị sang chấn hầu hết đều rơi vào trạng thái bị rối loạn giấc ngủ, trẻ khó ngủ, hay giật mình khi ngủ, quấy khóc nhiều lần trong đêm,…
  • Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng có thể chỉ chịu bú bé khi ngủ, ngược lại khi trẻ từ 6 tháng trở lên lại gia tăng việc đòi bú mẹ, bám mẹ liên tục.

2. Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên

Đây là độ tuổi mà trẻ có thể ý thức tốt về hầu hết các sự việc đang xảy ra xung quanh, trẻ bộc lộ cảm xúc rõ ràng hơn, biết cách bày tỏ những suy nghĩ, mong muốn của bản thân. Nếu trẻ trải qua sang chấn vào giai đoạn này thì có nhiều khả năng sẽ biểu hiện bằng các triệu chứng sau:

  • Trẻ bị rối loạn về cảm xúc, đôi lúc trở nên buồn chán, ủ rũ, không muốn trò chuyện với ai nhưng cũng có lúc cáu gắt, nóng giận, hung hãng và kích động quá mức. Trẻ nhỏ dường như không thể kiểm soát tốt các cảm xúc, hành vi và suy nghĩ của bản thân.
  • Trẻ bắt đầu gia tăng sự sợ hãi, né tránh các hoạt động xảy ra xung quanh.
  • Trẻ có xu hướng luôn muốn tránh khỏi những tình huống, hình ảnh, đồ vật có liên quan đến sự kiện tổn thương đã từng xảy ra trong quá khứ. Ví dụ như từ chối gặp người đã từng bạo hành, tránh các cuộc nói chuyện có liên quan đến bạo lực,…
  • Dường như trẻ sẽ không thể nhớ được cụ thể và chi tiết về các sự việc đã xảy ra trong quá khứ.
  • Trẻ sẽ liên tục bị ám ảnh bởi những hình ảnh, kí ức về những sự kiện sang chấn. Trẻ có thể mơ gặp ác mộng, hồi tưởng lại những điều kinh khủng đã xảy ra, tái hiện lại câu chuyện thông qua hình ảnh, tranh vẽ, vở kịch,…Đặc biệt, khi có điều gì khiến trở nhớ lại quá khứ, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bức rứt, tức tối, lo lắng.
  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, trằn trọc không ngủ được, ngủ không sâu giấc, dễ mơ thấy ác mộng, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại.
  • Trẻ bị giảm sự tập trung, không thể chú ý quá lâu vào một vấn đề nào đó1 hoặc khó đưa ra những lựa chọn, quyết định hàng ngày.
  • Trí nhớ của trẻ bị sang chấn tâm lý cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, trẻ có thể không nhớ được những gì đã xảy ra, không thể tường thuật sự việc một cách mạch lạc và cụ thể.
  • Suy nghĩ tiêu cực, tâm trạng luôn ở trong trạng thái tồi tệ, bi quan, lo lắng về mọi thứ đang diễn ra xung quanh.
  • Một số trẻ còn có cảm giác tội lỗi, tự trách bản thân, cho rằng mình chính là thủ phạm gây ra những mất mát, tổn thương. Điều này khiến trẻ luôn cảm thấy dằn vặt trong lòng, thậm chí còn có nhiều trẻ tự làm hại chính bản thân mình xem như một cách trừng phạt.
  • Dường như trẻ không còn cảm nhận rõ về sự hạnh phúc, vui vẻ, không có được sự viên mãn trọn vẹn và đôi lúc cảm thấy bản thân đang bị tách biệt khỏi thế giới thực tại.

Triệu chứng của trẻ bị sang chấn tâm lý rất đa dạng, mỗi đứa trẻ sẽ có những biểu hiện và thời gian kéo dài riêng. Có những trẻ chỉ tồn tại trạng thái sang chấn sau khoảng vài tuần, vài tháng nhưng cũng có trẻ kéo dài dai dẳng trong nhiều năm hoặc thậm chí là cả đời.

Tình trạng sang chấn tâm lý ở trẻ nhỏ cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh được những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe và cuộc sống. Cũng bởi, xung quanh đời sống hàng ngày sẽ có vô vàn những hình ảnh, sự kiện gợi nhớ đến những điều đau thương đã từng xảy ra trong quá khứ. Nếu như không có giải pháp để giúp trẻ thoát khỏi trạng thái tiêu cực này, trẻ nhỏ sẽ mãi bị chôn vùi trong những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực khiến trẻ không thể học tập, làm việc hoặc thậm chí là làm gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Sang chấn tâm lý ở trẻ có nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng bởi các sự kiện, tình huống đau buồn, kinh hoàng xảy ra trong cuộc sống. Đặc biệt, đây là giai đoạn mà não bộ của trẻ đang phát triển và hình thành nên nếu có bất kì sự tác động tiêu cực nào đối với não thì sẽ khiến cho cơ quan này không thể phát triển một cách toàn vẹn nhất và gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sự hình thành và trưởng thành của trẻ nhỏ.

Những năm tháng đầu đời được xem là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn vẹn về cả thể chất lẫn tinh thần của mỗi đứa trẻ. Chính vì thế, nếu sang chấn xảy ra trong thời điểm này thì có thể gây nên nhiều sự tổn thương to lớn về mặt cấu trúc của não bộ, dẫn đến nhiều sự cản trở đối với quá trình tiếp thu, học tập và cả cảm xúc, hành vi của con người. Đồng thời, nó cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề về thể chất, khiến tinh thần của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo chia sẻ của Tiến sĩ Bruce Perry thì “Não bộ điều khiển các giác quan, suy nghĩ, cảm xúc và hành động của chúng ta. Hệ thống thần kinh phức tạp một cách đáng ngạc nhiên trong não, thứ quyết định đặc điểm con người của chúng ta sau này, được hình thành từ khi ta còn rất nhỏ.” Chính vì thế, khi một sự kiện tổn thương nặng nề xảy ra và làm cho trẻ bị sang chấn tâm lý thì phản ứng báo động sẽ được kéo dài một cách dữ dội và làm biến đổi sự phát triển của bộ não.

trẻ bị sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý làm cho trẻ nhỏ bị ảnh hưởng não bộ, suy giảm khả năng học tập.

Khi trẻ nhỏ bị sang chấn tâm lý, trẻ sẽ phải liên tục đối diện với những sự căng thẳng, lo lắng. Điều này khiến cho hàm lượng hormone gây căng thẳng trong cơ thể càng tăng cao và được truyền đến não, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kiểm soát cảm xúc, hành vi, nhận thức, suy nghĩ của bản thân.

Trẻ bị sang chấn tâm lý có thể trải qua nhiều mức độ khác nhau, nhưng đa phần trẻ đều có xu hướng thu mình, tránh né việc tiếp xúc và giao tiếp với mọi người xung quanh. Đồng thời, trẻ cũng sẽ cảm thấy vô cùng sợ hãi về việc tiếp xúc với những điều có khả năng làm gợi nhớ đến các sự kiện quá khứ. Chính vì thế mà nhiều trẻ sẽ tránh né việc tham gia các hoạt động xã hội, không muốn trò chuyện với bạn bè, người thân, tự tách biệt với thế giới bên ngoài. Điều này làm cho trẻ càng trở nên mệt mỏi và tuyệt vọng hơn.

Một số trẻ do không thể kiểm soát và quản lý cảm xúc, hành vi của mình, liên tục cảm thấy căng thẳng, lo lắng, sợ hãi nên có xu hướng tìm đến bia rượu, chất gây nghiện hoặc thuốc an thần. Việc sử dụng các loại chất này có thể tạm thời giúp cho trẻ được thoải mái hơn nhưng nó lại đem đến rất nhiều các tác hại tiêu cực đối với sức khỏe, làm gia tăng khởi phát các vấn đề bệnh lý khác như tim mạch, phổi,…

Nhìn chung, sang chấn tâm lý ở trẻ có thể tác động tiêu cực đối với hầu hết các mặt, cụ thể là sức khỏe tinh thần, thể chất, khả năng học tập, làm việc, các mối quan hệ,…Chính vì thế, bản thân chúng ta và đặc biệt là các gia đình vừa mới trải qua những sự kiện đau buồn, tổn thương cần chú ý và quan tâm nhiều hơn đến trẻ nhỏ để có thể kịp thời phát hiện những bất ổn trong tâm lý, từ đó có biện pháp cải thiện và điều trị hiệu quả nhất cho trẻ.

Cách giúp trẻ vượt qua sang chấn tâm lý

Trẻ bị sang chấn tâm lý hoàn toàn có thể điều trị tốt nếu kịp thời phát hiện ở giai đoạn sớm và áp dụng tốt các biện pháp cải thiện phù hợp. Do đó, ngay khi nhận thấy trẻ nhỏ có những biểu hiện bất thường về mặt cảm xúc, tâm lý hay hành vi sau khi trải qua các sự kiện đau buồn thì cha mẹ hoặc người thân nên chủ động đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán cụ thể, từ đó đưa ra biện pháp cải thiện hiệu quả và an toàn nhất.

Tùy thuộc vào từng mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp mà bác sĩ, chuyên gia sẽ lựa chọn các biện pháp điều trị phù hợp nhất. Thông thường, đối với các trường hợp bị sang chấn tâm lý là trẻ em thì sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp tâm lý cùng với những sự hỗ trợ của cha mẹ, người thân. Đối với một vài trường hợp cần thiết, các triệu chứng biểu hiện nặng và đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của con người thì sẽ được cân nhắc để dùng thêm một vài loại thuốc để kiểm soát tốt cảm xúc, hành vi của trẻ nhỏ.

Cụ thể một số biện pháp có thể áp dụng tốt cho trẻ bị sang chấn tâm lý như:

1. Liệu pháp tâm lý

Hiện nay, đối với hầu hết các trường hợp gặp phải các vấn đề về tâm lý, đặc biệt là sang chấn tâm lý sẽ được ưu tiên cải thiện nhờ vào liệu pháp tâm lý. Đây là phương pháp trị liệu sử dụng ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu để tiếp xúc và điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc của bệnh nhân. Các chuyên gia tâm lý sẽ gặp gỡ, trao đổi trực tiếp cùng với người bệnh để có thể khai thác và hiểu rõ những sự bất ổn trong tâm trí của họ, từ đó đưa ra những biện pháp trị liệu phù hợp nhất.

trẻ bị sang chấn tâm lý
Trị liệu tâm lý giúp trẻ có thể đối mặt với sự kiện sang chấn và dễ dàng vượt qua nó.

Đối với các trường hợp bị sang chấn tâm lý ở trẻ nhỏ sẽ được ưu tiên áp dụng một vài liệu pháp sau đây:

  • Liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT): Đây được xem là liệu pháp thông dụng mang lại hiệu quả tốt cho rất nhiều các đối tượng bị sang chấn tâm lý, đặc biệt là trẻ nhỏ. Với liệu pháp này, chuyên gia sẽ giúp bệnh nhân dần hiểu rõ về những suy nghĩ, cảm xúc chưa phù hợp hoặc quá mức của bản thân, sau đó giúp họ dần thay đổi và điều chính chúng theo chiều hướng tích cực, đúng đắn hơn.
  • Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức (EMDR): Nhờ vào liệu pháp EMDR mà bệnh nhân sang chấn tâm lý sẽ được hồi tưởng lại những sự kiện gây đau thương theo cách ngắn gọn và cụ thể nhất. Lúc này nhà trị liệu sẽ từ từ hướng dẫn chuyển động mắt của họ nhằm giúp cho họ xử lý và thoát khỏi những kí ức đau buồn, tổn thương.
  • Liệu pháp xo-ma (Somatic therapies): Sẽ bao gồm nhiều liệu pháp khác nhau như trải nghiệm xo-ma, liệu pháp tâm lý cảm giác vận động, kích thích huyệt, liệu pháp cảm ứng,…

2. Điều trị bằng thuốc

Việc dùng thuốc thường sẽ được áp dụng kèm theo với trị liệu tâm lý bởi chỉ sử dụng thuốc riêng lẻ không thể đẩy lùi được các triệu chứng của sang chấn tâm lý. Thuốc chỉ có tác dụng tốt trong việc giúp kiểm soát và làm thuyên giảm các biểu hiện nguy hiểm của sang chấn tâm lý, cụ thể là lo lắng, sợ hãi, kích động quá mức. Đồng thời, nó cũng giúp cho người bệnh tránh khỏi nguy cơ phát triển bệnh thành các vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn, cụ thể là trầm cảmrối loạn lo âu,…

Tuy nhiên, các loại thuốc được sử dụng cho trẻ em cần phải được chỉ định và có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ và gia đình nên chăm sóc, quan tâm để giúp trẻ có thể sử dụng thuốc đúng với hướng dẫn, tránh khỏi những tác dụng phụ ngoài ý muốn có thể xảy ra. Quá trình dùng thuốc có thể được kéo dài để giúp thuốc phát huy tốt công dụng và hỗ trợ trẻ kiểm soát được cảm xúc, hành vi, dễ dàng đáp ứng cho quá trình trị liệu tâm lý.

Người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột. Nếu trong thời gian uống thuốc điều trị có xuất hiện các triệu chứng lạ hoặc bất kì vấn đề gì cũng cần thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời, tránh các tình huống xấu có thể xảy ra.

3. Sự hỗ trợ của cha mẹ, người thân

Song song với việc áp dụng tốt các biện pháp cải thiện của chuyên gia thì trẻ nhỏ bị sang chấn tâm lý cũng cần có sự hỗ trợ và quan tâm của gia đình, đặc biệt là cha mẹ và những người thân thiết. Sau khi trải qua các sự kiện đau buồn, mất mát, trẻ sẽ phải đối diện với những cảm xúc lẫn lộn trong tâm trí, cảm thấy bị cô đơn, trống vắng và vô cùng hoảng loạn, mất dần phương hướng.

trẻ bị sang chấn tâm lý
Sự quan tâm, động viên của cha mẹ chính là “liều thuốc” quý giá giúp trẻ vượt qua sang chấn.

Chính vì thế, sự yêu thương và chăm sóc của những người thân bên cạnh chính là “liều thuốc” tinh thần vô giá có thể giúp trẻ mau chóng vượt qua được giai đoạn khó khăn, thách thức này. Là những bậc cha mẹ, bạn cần phải biết cách hỗ trợ con thật tốt bằng những cách sau đây:

  • Cha mẹ cần tìm hiểu thông tin về sang chấn tâm lý, tham khảo qua ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại của con, từ đó có được biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ con phù hợp nhất.
  • Nếu cần thiết, phụ huynh cũng nên tham gia vào các buổi trị liệu tâm lý cùng với trẻ để có thể hỗ trợ tinh thần cho trẻ, giúp trẻ cảm nhận rõ sự quan tâm và yêu thương.
  • Thường xuyên trò chuyện, tâm sự và lắng nghe con. Tuy nhiên, sau khi các sự kiện sang chấn tâm lý xảy ra, trẻ nhỏ có thể trở nên hoảng loạn và mất kiểm soát trong thời gian đầu. Vì thế, cha mẹ cần phải kiên trì, biết cách lắng nghe và thấu hiểu những cảm xúc của con trẻ. Khi trò chuyện cũng nên dành cho con những lời động viên, những sự giải thích ân cần và nhẹ nhàng để con có thể bình tĩnh hơn.
  • Gia đình cũng nên giúp con xây dựng lại thói quen sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể là giúp con đảm bảo được giấc ngủ, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất, rèn luyện thể dục thể thao để sức khỏe thể chất và tinh thần được nâng cao hơn.
  • Khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ nhỏ tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp con có được một môi trường thoải mái và an toàn để con có thể vui chơi, thư giãn.
  • Nếu trẻ liên tục có cảm giác tội lỗi, hành vi tự hành hạ bản thân thì cha mẹ nên chú ý cất giữ những vật dụng, món đồ có thể làm tổn thương đến con. Đồng thời hãy nhẹ nhàng chia sẻ với con và cho con hiểu được rằng, mọi việc xảy ra hoàn toàn không phải là lỗi của con.
  • Tuyệt đối không được la mắng, chỉ trích, mắng chửi con về những hành vi “thoái lui” của trẻ. Như đã chia sẻ ở trên, trẻ bị sang chấn tâm lý thường có xu hướng kích động, giận giữ hoặc thậm chí là luôn bám cha mẹ, quấy khóc liên tục. Lúc này các bậc phụ huynh nên nhẹ nhàng hơn trong cách xử lý, có thể ôm con vuốt ve, an ủi và giúp con bình tĩnh lại.

Trẻ bị sang chấn tâm lý là một trong các vấn đề nghiêm trọng cần phải được quan tâm và cải thiện kịp thời để tránh những hậu quả, ảnh hưởng có thể xảy ra đối với trẻ. Mong rằng qua những chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về sang chấn tâm lý và có cách giúp con vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Nguồn NHC Academy

Lượt xem: 985

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 4
Lượt truy cập: 34696174

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik