Giao diện tiếp cận

Dấu hiệu mối quan hệ không lành mạnh Thứ Sáu, 17/05/2024, 00:00

Dấu hiệu mối quan hệ không lành mạnh

Mối quan hệ của bạn sẽ góp phần mang lại cảm giác thỏa mãn, hạnh phúc và kết nối. Nếu bạn có xu hướng cảm thấy lo lắng, đau khổ hoặc không vui hơn khi ở bên người ấy, mối quan hệ của bạn có thể đang gặp khó khăn. Dấu hiệu của mối quan hệ không lành mạnh có thể rất khác nhau, vì vậy danh sách này không bao gồm tất cả. Nhưng nó có thể giúp chỉ ra một số vấn đề có thể xảy ra.

1. Một trong hai người cố gắng kiểm soát hoặc thay đổi người kia

Nếu bạn lo lắng về một hành vi cụ thể, bạn nên cảm thấy đủ thoải mái để nêu ra và nói chuyện vấn đề đó. Bạn có thể bày tỏ cảm xúc của mình và nói chuyện để người kia thay đổi. Nhưng sẽ không ổn khi bảo họ phải làm gì hoặc cố gắng kiểm soát hành vi của họ. Nếu đối phương làm điều gì đó khiến bạn thực sự khó chịu và bạn không thể chấp nhận được thì mối quan hệ đó có thể không có tiềm năng lâu dài.

2. Người yêu không tôn trọng ranh giới của bạn

Ranh giới có sức ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mối quan hệ của bạn, từ tôn trọng khi giao tiếp đến nhu cầu riêng tư. Nếu bạn đặt ra một ranh giới nhưng đối phương lại phản đối nó hoặc gây áp lực buộc bạn phải thay đổi nó thì đó là một cảnh báo nghiêm trọng.

Có thể bạn đã nói, “Em cần không gian cá nhân khi đi làm về. Em rất vui được gặp anh, nhưng em cần giảm bớt căng thẳng trước bất kỳ hành động âu yếm thể xác nào”. Nhưng họ vẫn tiếp tục đến gần bạn ngay khi bạn về đến nhà, cố gắng hôn bạn và kéo bạn vào phòng ngủ. Khi bạn nói không, họ xin lỗi và nói “họ không kiềm chế được”. Bạn có thể coi đây là dấu hiệu của tình cảm và tiếp tục đặt lại ranh giới, hy vọng cuối cùng họ sẽ hiểu. Nhưng hành vi của họ thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với nhu cầu của bạn.

3. Bạn không dành nhiều thời gian cho nhau

Mối quan hệ thường phát triển khi mọi người thích ở bên nhau và muốn dành nhiều thời gian hơn cho nhau. Những biến cố trong cuộc sống đôi khi có thể cản trở thời gian hai bạn bên nhau, nhưng những thay đổi này thường chỉ là tạm thời. Mối quan hệ của bạn có thể gặp khó khăn nếu hai người liên tục ít gặp nhau mà không có lý do rõ ràng, chẳng hạn lấy lý do vấn đề gia đình hoặc bận rộn trong công việc. Các dấu hiệu cảnh báo khác bao gồm cảm giác xa cách nhau hoặc cảm thấy không nhẹ nhõm khi ở bên nhau. Bạn thậm chí có thể tìm lý do để tránh dành thời gian cho nhau.

4. Mối quan hệ cảm thấy không bình đẳng

Các mối quan hệ lành mạnh có xu hướng khá cân bằng. Bạn có thể chia sẻ tài chính một cách bình đẳng hoặc cân bằng thu nhập thấp hơn bằng cách làm nhiều việc vặt hơn. Nhưng sự bình đẳng trong mối quan hệ cũng có thể liên quan đến những thứ vô hình, chẳng hạn như tình cảm, sự giao tiếp và những kỳ vọng trong mối quan hệ. Đôi khi, những giai đoạn bất bình đẳng có thể xảy ra. Một trong hai người có thể tạm thời mất thu nhập, gặp khó khăn trong việc giúp đỡ công việc nhà vì bệnh tật hoặc cảm thấy ít tình cảm hơn do căng thẳng hoặc rối loạn cảm xúc khác. Nhưng nếu mối quan hệ của bạn thường xuyên cảm thấy mất cân bằng theo bất kỳ cách nào thì điều này có thể trở thành vấn đề.

5. Họ nói những điều tiêu cực hoặc gây tổn thương về bạn hoặc người khác

Không có gì sai khi thể hiện sự quan tâm khi đối phương làm điều gì đó khiến bạn lo lắng. Nhưng trong một mối quan hệ lành mạnh, bạn và người yêu thường quan tâm đến việc bày tỏ cảm xúc của mình theo những cách hữu ích và hiệu quả. Sẽ không lành mạnh nếu liên tục chỉ trích lẫn nhau hoặc cố ý nói những điều gây tổn thương, đặc biệt là về những lựa chọn cá nhân, chẳng hạn như đồ ăn, quần áo hoặc chương trình truyền hình yêu thích. Những lời chỉ trích khiến bạn cảm thấy xấu hổ hoặc tồi tệ về bản thân thường không mang lại hiệu quả.

Bạn cũng nên lưu ý cách họ nói về người khác. Mối quan hệ của hai người có thể có vẻ hoàn toàn lành mạnh, nhưng nếu họ sử dụng lời nói căm thù, gièm pha hoặc đưa ra những nhận xét mang tính phân biệt đối xử về người khác, hãy xem xét hành vi này nói lên điều gì về con người họ.

  

6. Bạn không cảm thấy được lắng nghe trong mối quan hệ

Có thể bạn không cảm thấy được lắng nghe vì họ có vẻ không quan tâm khi bạn nêu ra một vấn đề hoặc chia sẻ điều gì đó bạn đang suy nghĩ. Hoặc bạn có thể gặp khó khăn trong việc chia sẻ quan điểm của mình hoặc nói về những vấn đề nghiêm trọng vì bạn lo lắng họ sẽ phớt lờ bạn. Tất nhiên, sự hiểu lầm có thể xảy ra. Nhưng nếu bạn trao đổi một vấn đề và họ có vẻ dễ tiếp thu nhưng không thực hiện bất kỳ thay đổi nào hoặc dường như hoàn toàn quên mất những gì bạn đã nói vào ngày hôm sau, đó cũng là một dấu hiệu cảnh báo.

7. Bạn sợ bày tỏ sự bất đồng

Bạn và người yêu đều phải luôn cảm thấy an toàn khi có ý kiến riêng của mình, kể cả khi điều này có nghĩa là bất đồng. Nếu đối tác của bạn phản ứng với quan điểm (khác biệt) của bạn bằng cách bác bỏ, khinh thường hoặc thô lỗ khác, điều này thường cho thấy họ không tôn trọng bạn hoặc ý tưởng của bạn. Nếu bạn nhận thấy mình đang kiểm duyệt mọi điều mình nói vì lo lắng về phản ứng của họ hoặc cảm thấy như mình đang “đi trên vỏ trứng” mỗi ngày thì có lẽ đã đến lúc bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia. Đừng ngần ngại liên hệ với bạn bè và gia đình để được hỗ trợ thêm.

8. Bạn không cảm thấy vui vẻ hay thoải mái khi ở bên người ấy

Đối với nhiều người, mục tiêu chính của mối quan hệ tình cảm bao gồm việc gia tăng hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống. Nếu bạn luôn cảm thấy khó chịu hoặc không vui, mối quan hệ đó có thể không đáp ứng được nhu cầu của bạn. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi cả hai bạn đều nỗ lực cho mối quan hệ. Con người thay đổi theo thời gian, vì vậy cảm giác không hài lòng và bị mắc kẹt không nhất thiết có nghĩa là một trong hai người đã làm điều gì “sai”. Bạn và người đó có thể trở thành những người khác nhau và không còn phù hợp với nhau nữa.

9. Những bất đồng hoặc thảo luận không đi đến đâu

Giải quyết xung đột lành mạnh thường dẫn đến giải pháp hoặc thỏa hiệp. Duy trì một mối quan hệ là một quá trình diễn ra liên tục nên bạn có thể không giải quyết được mọi việc ngay lập tức. Nhưng sau đó bạn thường cảm thấy hài lòng về những cuộc trò chuyện của mình. Bạn thường thấy một số tiến bộ. Nhìn chung, đó không phải là một dấu hiệu tốt khi bạn thấy mình lúc nào cũng phải nói chuyện loanh quanh hoặc về những vấn đề giống nhau. Có thể không bao giờ có bất kỳ sự cải thiện nào, cho dù bạn có thảo luận về điều gì đó bao nhiêu đi chăng nữa. Có lẽ cuối cùng họ cũng muốn bạn rời đi.

 Vi Lan dịch

Nguồn: https://www.healthline.com/health/healthy-relationship?utm_source=ReadNext#red-flags

Lượt xem: 219

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 15
Lượt truy cập: 33133196

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik