Đau bụng do rụng trứng Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Nguyên nhân và cách điều trị đau bụng do rụng trứng
Có một số phụ nữ cảm thấy căng tức và đau vùng bụng dưới vào thời điểm rụng trứng giữa chu kỳ kinh nguyệt nhưng ở một số phụ nữ khác lại không.
Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng khiến nhiều chị em lo lắng.
Nguyên nhân là gì?
Trong chu kỳ kinh nguyệt, hormon nữ estrogen làm cho nội mạc tử cung dày lên hàng tháng để tạo ra môi trường dinh dưỡng cho trứng đã thụ tinh. Ngay sau đó, một nang trứng (túi nhỏ trên buồng trứng chứa 1 trứng) vỡ và rụng trứng. Nếu trứng được thụ tinh trực tiếp với 1 tinh trùng trên đường tới tử cung, trứng làm tổ trong nội mạc tử cung. Tuy nhiên, trứng không được thụ tinh thường qua tử cung và ra khỏi cơ thể. Ngay sau đó, tử cung của bạn bong lớp niêm mạc này, và chu kỳ kinh bắt đầu.
Triệu chứng đau bụng giữa chu kỳ kinh nguyệt xảy ra trong thời gian rụng trứng, khi nang trứng vỡ và rụng trứng. Đa số phụ nữ cảm thấy đau ngay trước khi trứng rụng, do hormon LH đạt tới đỉnh cao làm tăng prostaglandine tạo ra các cơn co ở vòi trứng, tử cung và đường ruột. Nang trứng phình to trước thời điểm phóng noãn. Vỏ buồng trứng phải rách để noãn thoát ra, vì thế, chính sự phóng noãn đã gây đau ở một số phụ nữ. Sau khi phóng noãn, vòi trứng co thắt giống như sự nhu động của thực quản và gây đau. Cũng có thể máu hoặc dịch thoát ra từ nang vỡ kích thích nội mạc tử cung gây đau.
Đa số phụ nữ cảm thấy đau ngay trước khi trứng rụng, do hormon LH đạt tới đỉnh cao làm tăng prostaglandine tạo ra các cơn co ở vòi trứng, tử cung và đường ruột.
Nhận biết cơn đau do rụng trứng
Vào thời điểm rụng trứng, chị em cảm thấy đau bên bụng dưới chứa buồng trứng. Do nang noãn lớn lên ở cả 2 buồng trứng cho nên đau có thể xảy ra đồng thời ở cả 2 bên hoặc chỉ 1 bên. Khả năng trước đây đã bị đau tương tự và có thể cảm thấy đau chuyển sang bên kia của bụng vào tháng khác hoặc lần đau khác. Cũng có thể cảm thấy đau cùng bên trong vài tháng. Đau thường kéo dài vài phút tới vài giờ, nhưng cũng có thể kéo dài sang ngày thứ 2. Có thể đau đột ngột, hoặc âm ỉ, có tính chất lan tỏa xuống âm hộ, âm đạo đôi khi ra vùng thắt lưng hay khắp vùng bụng. Hiếm khi đau nghiêm trọng. Ngoài ra có thể có chảy ít máu ở âm đạo, có thể do giảm nhanh estrogen tại thời điểm rụng trứng.
Có cần điều trị không?
Phần lớn các trường hợp đau bụng khi rụng trứng thường tự khỏi mà không cần can thiệp. Nếu chị em cảm thấy khó chịu có thể uống thuốc giảm đau hoặc ngâm mình trong nước ấm hoặc chườm nóng trên bụng ở bên đau sẽ giúp giảm đau. Tuy nhiên nếu thấy đau tăng lên kèm theo buồn nôn hoặc sốt có thể đã có vấn đề nghiêm trọng của các chứng bệnh khác cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00