Cởi Mở: Tuổi dậy thì cô đơn biến tôi thành con nghiện tình dục Thứ Tư, 30/11/2022, 06:00
Dậy thì và bố “nhà người ta”
Tôi nghĩ phần lớn chúng ta dậy thì trong cô đơn, nhưng cậu bạn thân của tôi may mắn có bố đồng hành. Vì cách đây không lâu, tôi buộc miệng hỏi bạn là “lần đầu tiên cương và có tinh binh thì ông có nói chuyện này với ai không?” Và câu trả lời là “bố tôi chứ còn ai nữa.” Kèm theo đó là khuôn mặt nghệch ra vì bất ngờ của tôi. Bạn biết đấy, cứ tưởng là đàn ông với nhau thì dễ chia sẻ nhưng đôi khi khoảng cách giữa bố và con trai xa nhau vời vợi.
Bạn khá may mắn khi có một ông bố tâm lý và không thích nói giảm nói tránh về những vấn đề này. Ông bố nhà người ta này quan niệm dậy thì là chuyện của sức khỏe chứ không phải chuyện tình dục. Bạn kể hai bố con từ lâu đã có những cuộc nói chuyện thân mật nên khi đến chuyện giới tính cũng không mấy khó khăn.
Thậm chí, cậu bạn còn kể bố bạn ấy còn không ngại chuyện quay tay mà hay trêu “tay trái làm việc hăng say thì tay phải cũng lo kiếm tiền tốt vào đấy nhé!” Và chuyện hiếm thấy trong các gia đình Việt là ông bố cởi mở này thậm chí còn hỏi con trai đã quan hệ tình dục chưa để có những chia sẻ về tình dục an toàn.
Về bản thân, tôi từng luôn tin rằng mọi thằng con trai đều lớn lên như cây như cỏ. Chuyện dậy thì thì cứ kiểu khi đã qua rồi mới biết đó là dậy thì. Như tôi đây, lần đầu tiên cậu nhỏ tiết ra tinh binh, tôi thậm chí còn không biết gọi nó là gì. Và điều tôi không biết là có bình thường không khi có những chuyện về sức khỏe giới tính mình phải tự tìm hiểu một mình. Bởi trong gia đình tôi, chuyện này là chủ đề cấm kỵ.
Tự tìm đường chạy
Vì có quá nhiều câu hỏi về sự thay đổi của bản thân, tôi phải tự “giáo dục giới tính” cho chính mình. Hồi đó mẹ tôi dạy môn sinh học nên ở nhà cũng có khá nhiều sách về tâm sinh lý. Và bằng một cách nào đó một cậu bé lớp 7 đã có thể đọc và hiểu về những thay đổi của cơ thể của mình. Thế nhưng trong tôi vẫn tồn tại cảm giác bức bối giữa việc mình muốn chia sẻ, tâm sự với bố mẹ về sự lớn lên của mình mà miệng không thể thốt ra được lời nào.
Gia đình tôi không thích nói về chuyện dậy thì. Lý do tôi dùng từ dậy thì bởi bố nghĩ dậy thì xong thì tình dục cũng đi theo sau. Hầu như trong gia đình không bao giờ đề cập đến chuyện giới tính. Khi cơ thể tôi có sự thay đổi, người đầu tiên tôi cập nhật chuyện đó lại là cậu bạn chung lớp với mình. Đó cũng là người nghe tôi kể về lần đầu xuất binh, nó cũng là đứa nhận ra giọng nói của tôi thay đổi.
Tuy vậy, tôi vẫn không thể trở thành người lớn dù có tự đọc hay nghe lời tâm sự từ bạn bè. Tôi cũng có những thắc mắc, những câu hỏi không thể tìm trong sách hay mạng internet (vốn khi ấy chưa phát triển). Chẳng hạn lần dậy thì thì bố làm gì? Hay phải làm gì với đám rừng rậm của mình đây? Bố có bị bạn bè chọc ghẹo khi thấy lông lá trên người không? Và những thứ đó, tôi đều phải đối diện một mình, tự hỏi và tự nghĩ ra câu trả lời.
Lý do vì từ lâu, bố như một người giám thị lạnh lùng, chỉ có danh sách phạt chứ chẳng có mở lòng khen thưởng khi tôi định nói về chuyện giới tính. Thật ra tôi cũng từng đánh liều hỏi bố về những thắc mắc của mình.
Chẳng hạn như có lần “quay tay” quá nhiều, tôi đã cảm thấy bị đau tức vùng đó. Tôi kể với bố rằng vùng đó của tôi bị đau. Bố khi đó khá bối rối và hỏi tôi có phải đi đá banh rồi bị chấn thương không. Tôi nói rằng không, có khi là do dậy thì nên nó vậy không bố. Thế rồi ông bảo tôi rằng đừng có quan tâm tới dậy thì dậy sớm gì hết. Ông răn đe cứ để cơ thể bình thường đi, đừng có tấy mấy tay chân riết hư người.
Qua câu trả lời của bố, tôi cảm thấy mình mà quan tâm tới chuyện dậy thì, tới chuyện giới tính là một thứ gì đó rất là xấu xa. Xấu đến mức bố của mình cũng chẳng quan tâm là cậu con trai của ông muốn nghe về việc chăm sóc sức khỏe từ người từng trải cũng không được.
Lời hứa chủ động mở lòng
Ai rồi cũng lớn và ai rồi cũng sẽ tìm được một câu trả lời rõ ràng hơn cho những thắc mắc của tuổi trẻ. Nhưng thứ mà tôi học được khi trải qua thời gian dậy thì cô đơn đó là tôi thấy mình rơi vào việc tìm hiểu giới tính quá nhiều. Nhiều đến mức từ sức khỏe giới tính lại dẫn đến những trải nghiệm tình dục không phù hợp tuổi. Tự tôi (thật ra là không ai cản) cho mình cái quyền được hiểu hết về cơ thể của mình, và tất nhiên cũng có không ít lựa chọn sai lầm ảnh hướng đến lúc trưởng thành.
Cho đến bây giờ tôi vẫn nghiện tình dục bởi những sự tìm hiểu và lún sâu quá đà từ những ngày mới dậy thì. Tôi điên cuồng tìm kiếm bạn tình dù ý thức việc này là không tốt. Trong lúc rảnh rỗi, tôi lại đắm chìm vào những trang phim heo mà tôi đã lưu về với một danh sách dài. Và có lẽ ghê sợ nhất đó là tôi luôn ở trạng thái của tò mò, kích thích. Tôi như thể rơi vào vòng lặp của việc dậy thì bất tận, đầu óc không thể ngơi nghỉ tìm hiểu về chuyện đó.
Nếu vào thời đầu tiên đó, tôi được định hướng đúng để tìm hiểu, có lẽ bây giờ mọi chuyện sẽ tươi sáng hơn. Tuy nhiên tôi không trách bố, bởi có lẽ bố cũng không biết phải nói với tôi điều gì vì câu chuyện được cho là nhạy cảm này đã được truyền qua rất nhiều thế hệ.
Đến bây giờ thì tôi đã không còn thắc mắc gì về giới tính cần hỏi bố mình nữa. Nhưng tôi tin con cái của mình sau này sẽ có. Tôi mong bản thân có thể dũng cảm, học cách thấu hiểu và ân cần hơn với con trong một quãng thời gian có nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần. Có những thứ chúng ta có thể trải qua một mình, nhưng tìm hiểu về giới tính, tình dục thì luôn cần một người bạn đồng hành có kinh nghiệm. Điều này giúp chúng ta không phải sa chân vào những lạc lối mà đến khi trưởng thành vẫn phải loay hoay tìm cách thoát ra.
Theo Vietcetera
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- 7 Cách dạy con tránh xa bạo lực: Tránh gieo trồng những “hạt giống xấu xí” Thứ Hai, 28/11/2022, 18:00
- Tình yêu có gây nghiện như chất kích thích? Thứ Hai, 28/11/2022, 16:00
- Hiệu ứng Domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống Thứ Hai, 28/11/2022, 15:00
- Hướng nội không phải là nhút nhát Thứ Hai, 28/11/2022, 15:00
- Lệch lạc tình dục: Phô dâm, thị dâm và loạn dục cọ xát Thứ Hai, 28/11/2022, 14:00
- 30 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới hợp pháp Thứ Năm, 24/11/2022, 17:00
- 'Trẻ con biết gì' - phụ huynh đừng dễ dãi trước hành động nghịch ngợm của con nít! Thứ Năm, 24/11/2022, 15:00
- Hoa hậu Thùy Tiên áo thun, dép lê đưa 15 con nuôi đi chơi Thứ Năm, 24/11/2022, 14:00
- Đặc điểm tâm lý trẻ lên 3 mà bố mẹ cần biết Thứ Năm, 24/11/2022, 13:00
- Cha mẹ ly hôn: Những đứa trẻ sẽ lớn lên thế nào? Thứ Năm, 24/11/2022, 13:00
- Điều con muốn nói: Ba mẹ hãy lắng nghe con dù chỉ một lần! Thứ Hai, 21/11/2022, 15:00
- Thư gửi bố mẹ: lời thú nhận của 1 “con nhà người ta” Thứ Hai, 21/11/2022, 15:00