30 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới hợp pháp Thứ Năm, 24/11/2022, 17:00
Hình minh họa
Với việc các nhà lập pháp Chile thông qua dự luật hôn nhân đồng giới vào ngày 7/12, hiện trên toàn cầu đã có 30 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới hợp pháp.
Trong khi kết hôn đồng giới đã được hợp pháp hóa ở 30 quốc gia, đồng tính luyến ái vẫn bị cấm ở nhiều nơi trên thế giới.
Châu Âu tiên phong trong hôn nhân đồng tính
Vào ngày 1/10/1989, lần đầu tiên trên thế giới, một số cặp đôi đồng tính nam ở Đan Mạch đã tiến hành kết hôn dân sự.
Hà Lan lần đầu tiên cho phép hôn nhân đồng tính, trao nhiều quyền hơn cho người đồng tính vào tháng 4/2001.
Kể từ đó, 16 quốc gia châu Âu khác đã chấp nhận hôn nhân đồng tính gồm Áo, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và gần đây nhất là Thụy Sĩ.
Các quốc gia châu Âu khác chỉ cho phép các quan hệ đối tác dân sự yếu hơn đối với cộng đồng LGBT. Croatia, Cyprus, Cộng hòa Czech, Estonia, Hy Lạp, Hungaria, Italy và Slovenia đã từ chối công nhận hôn nhân đồng tính trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2015.
Sau đó, Chính phủ Cộng hòa Czech đã ủng hộ dự thảo luật trên, đưa nước này trở thành thành viên tiêp theo của Liên minh châu Âu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Ở Romania, một cuộc trưng cầu dân ý nhằm đưa lệnh cấm kết hôn đồng tính vào hiến pháp đã thất bại vào năm 2018 vì tỷ lệ cử tri đi bầu thấp.
Tiến bộ ở châu Mỹ
Canada là quốc gia châu Mỹ đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới vào năm 2005.
Vào năm 2015, Tòa án Tối cao Mỹ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn quốc vào thời điểm loại hình kết hôn này bị cấm ở 14 trong 50 bang ở Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân đồng tính đầu tiên của Mỹ đã thực sự diễn ra vào năm 1971, khi một cặp vợ chồng ở Minnesota xin được giấy phép kết hôn nhờ một lỗ hổng pháp lý. Cuộc hôn nhân đồng giới đầu tiên tại Mỹ được chính thức công nhận vào tháng 3/2019, sau cuộc chiến pháp lý kéo dài 5 thập kỷ.
Ở Mỹ Latin, sáu quốc gia cho phép hôn nhân đồng giới là Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador, Uruguay và Costa Rica đã ký thành luật vào năm 2020.
Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới hôn nhau ngày 17/5/2019 ở Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) sau khi luật cho phép hôn nhân đồng giới lần đầu tiên ở châu Á được thông qua. (Ảnh: AP)
Thủ đô liên bang của Mexico đã cho phép các cuộc hôn nhân đồng tính vào năm 2009. Một nửa trong số 32 bang ở nước này đã chấp thuận công nhận hôn nhân đồng tính.
Chile đã hợp pháp hóa các hôn nhân dân sự đồng tính vào năm 2015, và Quốc hội của nước này vào ngày 7/12/2021 đã chính thức thông qua dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đầy đủ.
Vào năm 2021, một dự thảo về bộ luật gia đình mới ở Cuba đã mở ra cánh cửa cho hôn nhân đồng giới, nhưng điều này sẽ được đưa vào một cuộc trưng cầu dân ý.
Đài Loan (Trung Quốc) - vùng lãnh thổ đầu tiên ở châu Á công nhận hôn nhân đồng giới
Vào tháng 5/2019, Đài Loan (Trung Quốc) đã trở thành vùng lãnh thổ đầu tiên ở khu vực châu Á cho phép hôn nhân đồng tính.
Tại Nhật Bản, một tòa án ở miền Bắc Sapporo đã ra phán quyết vào năm 2021 rằng, việc nước này không công nhận hôn nhân đồng giới là vi hiến trong một phán quyết đầu tiên mang tính bước ngoặt về vấn đề này.
Australia (năm 2017) và New Zealand (năm 2013) là những nơi duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn hơn đã thông qua luật hôn nhân đồng tính.
Tại Trung Đông, nơi đồng tính bị đàn áp, Israel dẫn đầu về quyền của người đồng tính, công nhận hôn nhân đồng giới vốn bị cấm ở những nơi khác.
Một số quốc gia ở khu vực Trung Đông thậm chí vẫn áp dụng án tử hình đối với người đồng tính luyến ái, bao gồm Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Châu Phi: Chỉ có một quốc gia cho phép người đồng tính kết hôn hợp pháp
Nam Phi là quốc gia duy nhất ở châu Phi cho phép hôn nhân đồng tính, được hợp pháp hóa vào năm 2006.
Khoảng 30 quốc gia châu Phi cấm quan hệ đồng tính, trong đó Mauritania, Somalia và Sudan áp dụng án tử hình nếu quan hệ đồng giới.
Nguồn VTV VN
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- 'Trẻ con biết gì' - phụ huynh đừng dễ dãi trước hành động nghịch ngợm của con nít! Thứ Năm, 24/11/2022, 15:00
- Hoa hậu Thùy Tiên áo thun, dép lê đưa 15 con nuôi đi chơi Thứ Năm, 24/11/2022, 14:00
- Đặc điểm tâm lý trẻ lên 3 mà bố mẹ cần biết Thứ Năm, 24/11/2022, 13:00
- Cha mẹ ly hôn: Những đứa trẻ sẽ lớn lên thế nào? Thứ Năm, 24/11/2022, 13:00
- Điều con muốn nói: Ba mẹ hãy lắng nghe con dù chỉ một lần! Thứ Hai, 21/11/2022, 15:00
- Thư gửi bố mẹ: lời thú nhận của 1 “con nhà người ta” Thứ Hai, 21/11/2022, 15:00
- Những lá thư khiến phụ huynh lặng người Thứ Hai, 21/11/2022, 15:00
- 8 dấu hiệu cho thấy bạn đang quá nghiêm khắc với con cái Thứ Hai, 21/11/2022, 14:00
- Sát ngày thi tiếng Đức, phụ huynh 'ngồi trên lửa' vì kỳ thi chưa được cấp phép Thứ Hai, 21/11/2022, 14:00
- Bệnh lãnh cảm: Vì sao phụ nữ trẻ dù yêu chồng vẫn mắc? Thứ Năm, 17/11/2022, 18:00
- Tha thứ để chữa lành tổn thương Thứ Năm, 17/11/2022, 17:00
- Giúp con đứng dậy sau thất tình Thứ Năm, 17/11/2022, 17:00