Có thuốc làm cho ngực nở? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Thuốc làm nở ngực, thực chất là các hoóc-môn sinh dục hay còn gọi là hoóc-môn tăng trưởng. Đây là các thuốc thuộc dạng “doping” bị cấm dùng trong thể thao, nhất là môn thể hình và các môn đòi hỏi cơ bắp khác.
Hầu hết các loại thuốc làm nở ngực như kem bôi, thuốc tiêm, thuốc uống được quảng cáo tại các mỹ viện làm đẹp, các trung tâm thể hình đều có chất estrogen, là hoóc-môn sinh dục nữ có cấu trúc steroid hoặc các dẫn xuất của nội tiết tố nam như durabolin, testosteron...
Tuy nhiên, việc dùng estrogen làm tăng kích thước vú rất có hại. Thực tế, nhiều người dùng thấy ngực có vẻ căng tròn hơn là do tác dụng phụ của estrogen gây giữ nước, gây béo giả. Nếu ngừng thuốc, hiện tượng căng ngực này sẽ hết, chứ không làm ngực phát triển. Như vậy, trên thực tế không có hóa dược nào làm cho ngực nở, kể cả estrogen.
Dùng thuốc uống hoặc tiêm thẳng estrogen vào cơ thể để làm nở ngực gây ra nhiều tác hại. Bình thường, cơ thể khỏe mạnh đã tự sản xuất estrogen nội sinh với nồng độ hài hòa trong toàn bộ hệ thống hoóc-môn của cơ thể. Nếu người có sinh lý bình thường, tiêm thêm estrogen là thừa và nếu tiêm với lượng lớn khiến cơ thể không điều hòa nổi gây mất cân bằng giữa estrogen với các hoóc-môn khác gây rối loạn sinh lý, trong đó có rối loạn kinh nguyệt.
Hơn nữa, estrogen tổng hợp đã được cảnh báo là có nhiều tác dụng phụ, có thể gây ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, tích nước gây béo giả. Ngay cả với các phụ nữ được chỉ định tiêm estrogen ở thời kỳ mãn kinh, dùng estrogen kéo dài cũng có thể làm tăng các bệnh ung thư, tim mạch, đột quỵ, tạo cục máu đông. Do đó, việc tiêm hay uống estrogen thường xuyên, dùng estrogen liều cao và nhất là dùng estrogen tùy tiện sẽ gây hại, thậm chí gây nguy hiểm cho cơ thể.
Theo Dược sĩ Lê Quốc Thịnh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00