Một người bình thường khi mới phát hiện ra mình bị ung thư thì nỗi băn khoăn đầu tiên là mình cần điều trị bệnh như thế nào. Thêm một băn khoăn nữa là có nên chia sẻ với người thân, đặc biệt là người bạn đời hung tin này không?
Theo ThS. BS Đinh Thị Hiền Lê, bệnh nhân nên chia sẻ với người bạn đời hoặc người thân gần nhất ngay từ khi mới nhận tin xấu. Bệnh nhân ung thư thường cần sự hỗ trợ, thấu hiểu trong suốt quá trình chữa bệnh sắp tới mà người bạn đời là thành viên quan trọng của nhóm hỗ trợ người bệnh.
Vấn đề cần lưu tâm chỉ là chia sẻ như thế nào, vào thời điểm - không gian nào. Và điều này thì còn tùy thuộc vào mối quan hệ hiện có giữa hai vợ chồng. Nếu khó nói ra sự thực này, người bệnh có thể rủ vợ hay chồng đi cùng và nhờ bác sĩ giải thích giúp. Một số câu hỏi băn khoăn của người bệnh như:
Ngoài việc chia sẻ với người bạn tình hay bạn đời về căn bệnh ung thư, thì một bệnh nhân còn nên làm những điều gì đó để trợ giúp chính bản thân mình, thưa bác sĩ?
Sau khi đã hiểu rõ về bệnh và hiệu quả điều trị cùng với sự thấu hiểu và thông cảm của người bạn đời, câu hỏi tiếp theo của nhiều bệnh nhân ung thư thường sẽ là: Tôi sẽ trở lại cuộc sống bình thường như thế nào? Với riêng quan hệ vợ chồng, nỗi ám ảnh lớn nhất của họ chính là căn bệnh này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống thầm kín?
Chúng ta không thể phủ nhận thực tế tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư là nguyên nhân lớn nhất làm giảm hoạt động tình dục, đặc biệt là ở phụ nữ. Cảm xúc của bệnh nhân trong hành trình đặc biệt này thường không ổn định. Buồn bã, chán nản sẽ dẫn đến căng thẳng và đó chính là kẻ thù số một của tình dục. Khi tâm trí không bình yên, ham muốn sẽ không xuất hiện. Vì vậy, giữ cho mình một đời sống tinh thần vững vàng thông qua các bài tập thể dục, tập thiền và các hoạt động giải trí lành mạnh... chính là một hình thức “tự cứu chính mình”.
Các bài tập thể dục, tập thiền và các hoạt động giải trí lành mạnh... chính là một hình thức “tự cứu chính mình” của bệnh nhân ung thư. |