Có nên ăn mỳ chính không? Thứ Tư, 09/10/2019, 18:00
Nói đến mỳ chính một số người e ngại không muốn ăn sợ có hại đến sức khỏe. Những thông tin về mỳ chính một cách khoa học sau đây sẽ giúp các bạn quyết định có nên ăn hay không.
Muối ăn/natri là một loại gia vị được khám phá ra đầu tiên trong lịch sử loài người. Nó giúp mang lại vị mặn cho món ăn, làm cho món ăn ngon miệng hơn đồng thời nó bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cân bằng điện giải và còn được dùng để bảo quản thực phẩm. Nhưng sử dụng quá nhiều muối ăn có thể dẫn tới nhiều nguy hại cho sức khỏe như: tăng huyết áp; tăng thải canxi qua thận và làm tăng nguy cơ loãng xương; liên quan đến ung thư dạ dày...
Người dân Việt Nam có thói quen ăn mặn. Hiện mức sử dụng muối trung bình lên đến 18-20g/người/ngày; cao gấp 3 lần nhu cầu khuyến cáo là dưới 6g muối /người /ngày. Vì thế, giảm muối và những thực phẩm nhiều muối trong chế độ ăn sẽ có nhiều ích lợi cho sức khỏe. Tuy vậy, các món ăn quá ít muối lại nhạt nhẽo không ngon miệng nên rất khó thực hiện và dễ ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng. Theo khoa học về vị, vị mặn có khả năng ức chế vị đắng nên khi giảm vị mặn trong món ăn thì vị đắng tăng lên đồng thời lại làm giảm vị ngọt khiến nhiều người ăn không ngon miệng.
Một đề xuất đưa ra là kết hợp axit glutamic với Na+ tạo ra một loại gia vị là MSG (còn gọi là vị umami) mang lại vị ngon cho thực phẩm.
Umami là một vị cơ bản cùng với bốn vị cơ bản khác là ngọt, chua, mặn và đắng.Umami là vị của glutamate và một vài nucleotit; nó có thể được mô tả là vị ngon, vị ngọt dịu của cà chua, vị ngọt của nước dùng hoặc vị ngọt thịt.Hiện nay, umami là một vị phổ biến trong nền văn hóa ẩm thực của thế giới. Cụm từ “gia vị umami” được dùng để mô tả những gia vị có hàm lượng glutamate cao như bột ngọt/mỳ chính, các gia vị làm từ phương pháp lên men (nước mắm, nước tương, mắm tôm, mắm cá...) trong đó phổ biến nhất là mỳ chính.
MSG (monosodium glutamate) là muối natri của glutamate (Glu)- một axit amin tồn tại phổ biến trong tự nhiên và có vị umami ở dạng tự do. Hàm lượng natri trong MSG chỉ bằng khoảng 1/3 hàm lượng natri trong muối ăn và lượng MSG ăn vào cũng nhỏ so với muối. Vì thế, MSG chỉ đóng góp khoảng 1/20 - 1/30 lượng natri so với muối vào khẩu phần ăn, như vậy MSG đóng góp không đáng kể vào tổng lượng natri ăn vào hàng ngày.
Một nghiên cứu tại Nhật Bản đã tiến hành kết hợp 0,38% MSG với 0,4% NaCl mức độ ngon miệng đạt tương đương khi dùng 0,8% NaCl riêng lẻ. Bằng cách kết hợp lượng tối ưu NaCl và MSG, lượng muối ăn vào giảm khoảng 50% và lượng natri ăn vào giảm khoảng 40% trong khi không làm thay đổi vị ngon miệng của món ăn.
Hàm lượng glutamate (MSG) trong một số thực phẩm: Nước mắm: 1307mg/100g, cà chua: 246 mg/100g, cua bể: 72mg/100g, nước tương: 950mg/100g, ngô: 106mg/100g, đậu quả: 106mg/100g...
Như vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng MSG vì nó cũng là một vị của thực phẩm. Ủy ban Phụ gia thực phẩm của FAO/WHO (JECFA) và Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đều cho bột ngọt là một gia vị được xem là an toàn tương tự như muối, tiêu, dấm. Bộ Y tế Việt Nam cũng cho bột ngọt nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng. Hơn nữa, lượng sử dụng của chúng ta hằng ngày cũng rất nhỏ đã tạo được sự ngon miệng mà lại giảm được muối ăn, mặc dù theo Ủy ban Khoa học về thực phẩm của cộng đồng chung châu Âu thì liều dùng hàng ngày không xác định. Với người bệnh phải ăn chế độ giảm muối thì MSG đã giúp họ vừa giảm được muối nhưng vẫn ngon miệng, họ sẽ ăn được để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
BS. Phạm Thị Thục
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
Các tin khác
- 6 thói quen "giết chết" ham muốn tình dục Thứ Tư, 09/10/2019, 17:30
- Trứng gà “bắt” bệnh hay gặp ở chị em Thứ Tư, 09/10/2019, 17:00
- Kiến ba khoang tái xuất, bác sĩ khuyên không nên chà xát, "giết" kiến Thứ Ba, 08/10/2019, 21:00
- 4 thực phẩm ăn nhiều có thể gây hại gan Thứ Ba, 08/10/2019, 20:00
- Những điều thật đơn giản để có hạnh phúc lứa đôi Thứ Ba, 08/10/2019, 14:32
- Đến bao giờ chúng ta mới tìm được một nửa của đời mình Thứ Hai, 07/10/2019, 19:00
- Những thay đổi bước ngoặt khi trẻ dậy thì Thứ Hai, 07/10/2019, 10:00
- Khi yêu một người không yêu mình Thứ Hai, 07/10/2019, 09:24
- Các món ăn giúp tim khỏe Thứ Tư, 02/10/2019, 19:45
- Lứa tuổi dậy thì dễ mắc bệnh gì? Thứ Tư, 02/10/2019, 19:30
- Ðầu ngón tay bị khô da nứt nẻ, vì sao? Thứ Tư, 02/10/2019, 19:00
- Phụ nữ căng thẳng và trầm cảm dễ nhiễm HPV Thứ Tư, 02/10/2019, 17:40