Giao diện tiếp cận

Có cần phải "đánh mất bản thân mình" để yêu ai đó không? Thứ Năm, 27/05/2021, 00:00

Có cần phải "đánh mất bản thân mình" để yêu ai đó không?

Là những người lệ thuộc, chúng ta đánh mất chính mình trong các mối quan hệ mà không ý thức được rằng đánh mất bản thân mới là nỗi tuyệt vọng lớn nhất.


Khi mối quan hệ ấy kết thúc, theo một cách không thể tránh khỏi, thật tồi tệ làm sao khi chúng ta đã lạc lối vào chính thời điểm đó. Thông thường, có những sự tranh giành về quyền chi phối trong tình yêu, tiêu biểu là các cuộc cãi vã liên miên không được giải quyết, hoặc về duy nhất một vấn đề lặp đi lặp lại, hoặc rất nhiều điều nhỏ nhặt. Rất nhiều những cuộc cãi vã ấy cũng chỉ vì câu hỏi: ai là người có quyền kiểm soát, nhu cầu của ai sẽ được đáp ứng, hoặc mức độ gắn kết giữa hai người.

Các vấn đề liên quan đến sự gắn kết là dấu hiệu phổ biến của một mối quan hệ lệ thuộc một chiều. Né tránh sự thân mật và dễ bị tổn thương khi chúng ta mở lòng là một cách để duy trì sự kiểm soát và tự chủ trong tình yêu. Chúng ta sợ rằng sự gần gũi khiến ta phụ thuộc nhiều hơn vào nửa kia của mình và dễ bị phán xét, tổn thương. Những kết luận này không nhất thiết đúng, nhưng nó gợi nhớ tuổi thơ đau thương, không êm ấm khi ta không cảm thấy an toàn, khi ta luôn dễ bị tổn thương và phụ thuộc. Một số người cảm thấy không an toàn ngay cả khi ở trong và không ở trong một mối quan hệ. Chúng ta càng bị đe dọa bởi sự gần gũi và tự chủ, thì mâu thuẫn trong mối quan hệ càng lớn. 

Chúng ta đánh mất chính mình như thế nào?

Chúng ta dần đánh mất bản thân theo những cách nhỏ nhặt không thể nhận thấy. Nó có thể bắt đầu bằng sự lãng mạn, chúng ta muốn làm hài lòng người yêu và dành nhiều thời gian cho nhau là điều rất bình thường. Tuy nhiên, những người trưởng thành về mặt cảm xúc không từ bỏ các hoạt động của mình, không từ bỏ cuộc sống của họ (họ có một cuộc sống riêng) hoặc không lờ đi cách hành xử không phù hợp của nửa kia, mặc dù họ bị hấp dẫn rất mạnh mẽ bởi ngoại hình của người đó.

Các giai đoạn của một mối quan hệ lệ thuộc một chiều.

Nhiều người lệ thuộc sống rất tốt khi ở một mình, nhưng khi đã ở trong một mối quan hệ, các giai đoạn của sự phụ thuộc trong họ sẽ trở nên mạnh mẽ. Khi có "phản ứng hóa học", họ lờ đi các dấu hiệu tiêu cực - có thể là một lời cảnh báo không nên bước vào mối quan hệ ấy. Thực sự đúng là các chất hóa học tạo cảm giác thoải mái đã bắt đầu xoa dịu sự trống trải trong chúng ta, vì vậy chúng ta muốn có nhiều loại thuốc đó hơn. Chúng ta không muốn đánh mất những cảm giác tốt đẹp đó. Do đó, chúng ta ngày càng bận tâm và phụ thuộc vào người yêu của mình.

Mong muốn làm hài lòng nửa kia có thể dẫn đến sự ám ảnh, phủ nhận về hành vi của họ và nghi ngờ về nhận thức của chính chúng ta. Ranh giới trở nên mờ nhạt đến nỗi chúng ta không nói “không” hoặc đặt giới hạn về những gì chúng ta sẵn sàng làm hoặc những gì chúng ta sẽ chấp nhận từ nửa kia của mình. Không chỉ vậy, chúng ta còn nảy sinh sự nhầm lẫn giữa những gì nửa kia của chúng ta cảm thấy và cảm xúc của chính chúng ta. Chúng ta cảm thấy có trách nhiệm với họ. Nếu anh buồn, thì em cũng buồn - như bài hát của Barry Manilow. Nếu em tức giận, chắc hẳn là do anh rồi.

Chúng ta bối rối (hoặc không bao giờ thực sự biết) mình tin vào điều gì, giá trị và quan điểm của chúng ta là gì. Chúng ta có thể không nhận thấy điều này cho đến khi chúng ta ở trong một mối quan hệ nghiêm túc. Trong giai đoạn giữa của sự phụ thuộc, chúng ta từ bỏ sở thích, mối quan tâm bên ngoài, bạn bè, và đôi khi là (các) mối quan hệ với (những) người thân của chúng ta để ở bên nửa kia. Thông thường, chúng ta sẵn sàng làm điều này khi bắt đầu mối quan hệ, nhưng sau đó, ta lại àm như vậy để tuân theo mong muốn của nửa kia. Mặc dù lựa chọn của chúng ta có vẻ tự nguyện hoặc cần thiết, nhưng ta lại không thể nhận thức một cách tỉnh táo về cái giá phải trả: Bản thân của chúng ta!

Căn bệnh “Lạc mất chính mình”

Đây là lý do tại sao sự lệ thuộc một chiều là một căn bệnh của một “cái tôi bị mất”. Bởi khi danh tính của chúng ta được tham chiếu từ bên ngoài, chúng ta ưu tiên các mối quan hệ của chúng ta lên trên bản thân mình. Nếu chỉ thỉnh thoảng thôi thì bình thường, nhưng điều đó lặp đi lặp lại. Trong các mối quan hệ quan trọng, chúng ta sợ mất kết nối với người khác hoặc sợ mất đi sự chấp thuận của họ. Với nửa kia của mình, chúng ta hy sinh bản thân mình theo nhiều cách - từ nhượng bộ không đáng kể đến từ bỏ sự nghiệp, từ mặt người thân, dung túng hoặc tham gia vào các hành vi phi đạo đức mà trước đây chúng ta dường như không thể tưởng tượng được.

Một nguyên tắc tuân thủ được hình thành và các chuẩn mực mới được thiết lập, giống như người Do Thái bị hạn chế dần dần ở Đức Quốc xã. Theo thời gian, chúng ta hình thành cảm giác tội lỗi, tức giận và oán giận, và không thể hiện ra. Chúng ta tự trách mình. Lòng tự trọng và sự tự tôn của chúng ta sẽ biến mất. Chúng ta trở nên lo lắng và chán nản, ám ảnh và bị cưỡng chế. Chúng ta dần từ bỏ các lựa chọn và sự tự do, cho đến khi ta cảm thấy bị mắc kẹt và tuyệt vọng, trong khi sự chán nản và tuyệt vọng ngày càng lớn. Chúng ta có thể hình thành chứng nghiện hoặc các triệu chứng bệnh về thể chất. Cuối cùng, chúng ta có thể trở thành một lớp vỏ bao bọc quanh con người cũ của chúng ta.

Những mối quan hệ lạm dụng

Các triệu chứng của sự lệ thuộc một chiều càng trầm trọng hơn khi chúng ta ở trong một mối quan hệ độc đoán, nơi các quyết định chỉ xoay quanh nhu cầu và quyền hạn của một người. Đây là điển hình của một mối quan hệ lạm dụng, trong đó nửa kia của chúng ta đưa ra các yêu cầu rõ ràng. Khi họ khăng khăng, chúng ta cảm giác như thể phải lựa chọn giữa bản thân mình và mối quan hệ ấy - rằng chúng ta phải từ bỏ Cái Tôi của mình để giữ lấy nó. Chúng ta trở nên vô hình, không còn là một con người riêng biệt với những nhu cầu và mong muốn độc lập (giả sử là chúng ta biết chúng là gì). Để làm hài lòng nửa kia và không tạo ra sóng gió, chúng ta từ bỏ và thông đồng trong việc hy sinh cái tôi của chúng ta.

Mối quan hệ của chúng ta có thể là với một người nghiện, một người bị bệnh tâm thần hoặc rối loạn nhân cách như ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder - NPD) , ranh giới (Borderline Personality Disorder - BPD) hoặc rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Những người này thao túng và có thể lạm dụng, đe dọa lạm dụng hoặc bỏ rơi khi họ không được làm những gì họ muốn hoặc cảm thấy rằng chúng ta đang trở nên tự chủ hơn. Bất kỳ hành động nào hướng tới quyền tự chủ, chẳng hạn như thiết lập ranh giới, đều đe dọa sự kiểm soát của họ. Họ sẽ cố gắng duy trì quyền lực và uy quyền bằng cách phạm lỗi, phá hoại danh tiếng, gaslighting (một thủ thuật để điều khiển, bạo hành và thao túng nạn nhân khiến cho nạn nhân sợ hãi và nghi ngờ bản thân mình) và tất cả các hình thức chỉ trích và lạm dụng tình cảm khác. Nếu bạn có cha mẹ kiểm soát, khuôn mẫu này có thể đã được hình thành từ thời thơ ấu và chuyển sang các mối quan hệ trưởng thành của bạn. Cuối cùng, bạn luôn rất cẩn trọng về lời nói hay hành động của mình và sống trong nỗi sợ hãi có thể làm tổn thương hệ thần kinh của bạn, với các triệu chứng tiếp tục cả sau khi bạn chia tay. Vào lúc này, bạn cần nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài và tìm kiếm sự tư vấn.

Những mối quan hệ lành mạnh

Các mối quan hệ lành mạnh là khi hai người phụ thuộc lẫn nhau: có cho và nhận, tôn trọng nhu cầu, cảm xúc của nhau và có thể giải quyết mâu thuẫn thông qua giao tiếp. Hai người hợp tác để cùng đưa ra quyết định và các cách thức giải quyết vấn đề. Sự quyết đoán là chìa khóa ở đây. Thương lượng lúc này không phải là một trò chơi có người thắng người thua. Ranh giới giữa hai người được thể hiện trực tiếp, không ám chỉ, thao túng hoặc mặc định nửa kia sẽ đọc được suy nghĩ của chúng ta. Cả cảm giác an toàn và quyền tự chủ đều không bị đe dọa bởi sự gần gũi. Sự tổn thương thực sự làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn chứ không phải yếu ớt đi. Trên thực tế, chúng ta có thể thân mật và dễ bị tổn thương hơn khi quyền tự chủ và ranh giới của chúng ta còn nguyên vẹn và được tôn trọng.

Cả hai đều cảm thấy yên tâm. Họ muốn duy trì mối quan hệ của mình và tôn trọng sự riêng tư và độc lập của nhau, đồng thời không bị đe dọa bởi quyền tự chủ của nửa kia. Do đó, mối quan hệ này hỗ trợ sự tự chủ của chúng ta và cho chúng ta thêm can đảm để khám phá tài năng và tiềm năng của mình.

Hồi phục

Trong quá trình phục hồi, chúng ta khôi phục bản thân đã mất của mình. Không nhận thức được sự lệ thuộc, con người ta luôn muốn thay đổi nửa kia mà không nhận ra rằng sự thay đổi bắt đầu từ bên trong. Thường thì nửa kia của chúng ta thay đổi để phản ứng với cách hành xử mới của chúng ta, nhưng dù bằng cách nào, chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn và mạnh mẽ hơn. 

Trong quá trình phục hồi, bạn sẽ có được hy vọng khi sự tập trung chuyển từ người khác sang chính bạn, nơi có khả năng cho sự thay đổi xuất hiện. Nâng cao lòng tự trọng của bạn, học cách quyết đoán để bày tỏ cảm xúc, mong muốn, nhu cầu và thiết lập ranh giới, bạn sẽ phát triển thói quen chăm sóc bản thân theo hướng tích cực. Tâm lý trị liệu thường bao gồm chữa lành sang chấn tâm lý (Post Traumatic Stress Disorder - PTSD), chấn thương thời thơ ấu và nỗi xấu hổ nội tâm độc hại. Cuối cùng, hạnh phúc và lòng tự trọng của bạn không phụ thuộc vào người khác. Bạn có được khả năng tự chủ và thân mật với người khác. Bạn trải nghiệm sức mạnh của chính mình và yêu bản thân. Bạn cảm thấy rộng mở và sáng tạo, khi có thể tạo ra và theo đuổi các mục tiêu của riêng mình.

Mối quan hệ lệ thuộc một chiều không tự động biến mất khi bạn rời khỏi nó. Việc hồi phục yêu cầu sự kiên trì. Sau một thời gian, những thay đổi trong suy nghĩ và hành vi trở nên tự nhiên, các công cụ và kỹ năng học được trở thành thói quen lành mạnh mới. Chủ nghĩa hoàn hảo là một triệu chứng của sự lệ thuộc một chiều. Không có cái gọi là phục hồi hoàn toàn. Thay vào đó, hãy coi các triệu chứng tái phát là một cơ hội để học tập từ đó.

Dịch giả: Hạnh Mai - ToMo - Learn Something New 

Lượt xem: 1116

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 12
Lượt truy cập: 34688995

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik