Chọc dò ối trước sinh: không đáng sợ lắm đâu Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Vì những lý do khác nhau,có thai phụ được chỉ định chọc dò ối,có người không
Chọc dò ối là phương pháp quyết định để xác định người mẹ có nên giữ thai hay không. Phương pháp này tuy đơn có rủi ro nhưng rất ít khi xảy ra.
Chọc dò ối vì nhiều lý do
Cầm kết quả xét nghiệm siêu âm trên tay,chị Thanh Loan (28 tuổi,Ba Đình,Hà Nội) không ngừng được hai dòng nước mắt. Lời bác sĩ vẫn văng vẳng bên tai: "Tai nhi không tốt,có dấu hiệu dị tật ở ống thần kinh,cần làm xét nghiệm máu "Triple test",sau đó cần thiết nữa thì phải chọc dò ối để xét nghiệm cho chắc chắn...".
Chị Loan biết,một khi siêu âm đã nghi ngờ thai nhi có dị tật thì chỉ có làm xét nghiệm nước ối mới cho kết quả chính xác nhất. Nhưng chị cũng biết,biện pháp chọc dò ối không phải không có rủi ro. Chị sợ sau khi chọc ối làm xét nghiệm rồi,nếu đứa bé có dị tật nặng buộc phải bỏ thì chị không biết mình có nỡ bỏ con không,nhưng nếu kết quả khả quan,có thể giữ được em bé thì chị lại lo cách thức chọc ối có thể gây nguy hiểm cho con.
Vậy nên,đã hơn một tuần rồi mà chị Loan vẫn phân vân không biết có nên chọc dò ối để xét nghiệm hay không.
Trái ngược với chị Loan,chị Thanh Thảo (30 tuổi,Mai Động,Hà Nội) lại nhất mực khăng khăng đòi bác sĩ cho được chọc dò nước ối. Mặc cho bác sĩ hết lòng giải thích rằng thai của chị khỏe mạnh,việc chọc ối kiểm tra là không cần thiết,chị Thảo vẫn không từ bỏ ý định của mình. Sau nhiều lần tư vấn,bác sĩ mới biết thì ra chị Thảo muốn chọc ối là để làm xét nghiệm xem đứa bé có phải là con của chồng chị không.
Chỉ vì một lần chị trót "quá đà" với cậu đồng nghiệp,giờ đây chị phân vân không biết đứa bé là con ai. Nếu không phải là con của chồng thì chị Thảo sẽ bỏ để tránh những rắc rối huyết thống sau này.
Có rủi ro nhưng tỉ lệ thấp
Nước ối là chất lỏng bao quanh em bé khi em bé ở trong bụng mẹ. Chất lỏng này chứa các tế bào thai nhi và các hóa chất khác nhau do em bé sản xuất ra. Chọc dò ối là một thủ thuật dùng kim để hút một lượng nước ối nhất định để làm các xét nghiệm cần thiết.
Theo bác sĩ Nông Minh Hoàng (bệnh viện Phụ sản trung ương) thì phương pháp chọc ối chủ yếu được dùng để đánh giá cả dị tật ở thai nhi trong trường hợp dị tật được phát hiện qua siêu âm hoặc kết quả xét nghiệm máu (triple test) có rủi ro cao. Vì phương pháp này cũng có rủi ro (tỉ lệ sảy thai,nhiễm trùng ối hay rò rỉ ối là 2%) nên nó không thể được thực hiện một cách tùy tiện.
Nó phải được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Kể cả khi qua siêu âm phát hiện bất thường ở thai nhi nhưng phải qua các xét nghiệm khác,nếu thấy thật sự cần thiết chọc dò ối để quyết định có giữ em bé lại hay không thì bác sĩ mới chỉ định cho thai phụ thực hiện.
Chọc dò ối sẽ được các bác sĩ cân nhắc trong trường hợp các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có kết quả bất thường,bao gồm: có sự bất thường nhiễm sắc thể hoặc có khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi,em bé bị nhiễm trùng hoặc bị bệnh... hay để chẩn đoán nhiễm trùng tử cung,đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu ở thai nhi... Chỉ có phương pháp chọc dò,xét nghiệm ối mới cho kết luận chính xác rằng các bất thường trên có đúng hay không,có nên giữ lại thai nhi hay không.
Chọc dò ối cũng có thể giúp các bác sĩ phân tích gen để xác định huyết thống. Bác sĩ sẽ chọc kim tiêm vào bọc ối để hút khoảng 3ml nước ối rồi lọc lấy ADN của con trong đó để xét nghiệm. Phương pháp này có thể thực hiện được khi thai nhi được 12 tuần tuổi trở lên. Tuy nhiên,mục đích chọc dò ối để xét nghiệm huyết thống chưa được thực hiện phổ biến ở Việt Nam,chủ yếu vì lý do an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Đó cũng chính là lý do mà bác sĩ không thể đáp ứng nguyện vọng xét nghiệm gen của chị Thanh Thảo.
Những rủi ro có thể gặp khi tiến hành thực hiện phương pháp chọc dò ối bao gồm:
Sẩy thai: Nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ sẩy thai sẽ cao hơn nếu việc chọc ối được thực hiện trước tuần 15 của thai kì.
Rò rỉ ối: Rủi ro này mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng nếu thai phụ bị rỉ ối thì có thể dẫn đến tình trạng cạn ối sớm,gây nguy hiểm cho thai nhi.
Nhiễm trùng ối: Kim chọc ối rất mảnh,nhỏ và đã được vô trùng nhưng trong quá trình đưa vào bọc ối cũng có thể mang theo một vài con vi trùng,từ đó gây ra tình trạng nhiễm trùng ối.
Chuột rút: Một số phụ nữ có thể gặp phải tình trạng chuột rút sau khi thực hiện chọc dò ối.
Đâm vào em bé: Trong quá trình đưa kim vào bọc ối,em bé có thể di chuyển và va vào đầu kim,gây chấn thương. Nhưng tỉ lệ này xảy ra cũng không nhiều.
Điều quan trọng là kết quả xét nghiệm ối có quyết định rất lớn trong việc quản lý thai kì. Với công nghệ hiện đại ngày nay,biện pháp chọc ối được thực hiện rất dễ dàng (kim chọc rất mảnh và bác sĩ sẽ đâm vào vùng bụng ít nhạy cảm nhất) và giảm thiểu các rủi ro đáng kể. Vì vậy,nếu bắt buộc phải thực hiện chọc dò ối để xét nghiệm thì bạn cũng đừng lo lắng quá.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00