Giao diện chuẩn

Chia sẻ kết quả lấy ý kiến 7 nhóm xã hội đóng góp cho hiến pháp 1992 Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Chia sẻ kết quả lấy ý kiến 7 nhóm xã hội đóng góp cho hiến pháp 1992

Ngày 9/3/2013, 7 nhóm xã hội đã cùng tổ chức góp ý cho dự thảo hiến pháp sửa đổi 1992 với thông điệp “Tôn trọng sự đa dạng, tự do và bình đẳng, vì một Việt Nam cường thịnh và hạnh phúc của mỗi người”.

Căn cứ vào Nghị quyết số 38/2012/QH13 của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, 17 tổ chức xã hội, mạng lưới tổ chức xã hội đã triển khai hoạt động lấy ý kiến7 nhóm xã hội bao gồm người khuyết tật; người có HIV; người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT); công nhân di cư; phụ nữ; thanh niên; và người dân tộc thiểu số. Đây là các nhóm dễ bị tổn thương, kỳ thị, định kiến trong xã hội, ít có cơ hội được nói lên tiếng nói của mình và cũng thường bị “bỏ quên” trong các quá trình tham vấn xây dựng chính sách. Tiến trình lấy ý kiến đã diễn ra trên quy mô 13 tỉnh, thành phố, có đại diện từ các miền Bắc, Trung, Nam. Tham dự buổi chia sẻ có ông Đinh Xuân ThảoCác ý kiến đóng góp được tập hợp từ 980 người từ các nhóm yếu thế khác nhau. Quá trình tham vấn các nhóm được tổ chức đến 45 cuộc tham vấn với người dân, và các cuộc tham vấn với chuyên gia từ 17 tổ chức xã hội dân sự.
 
Phát biểu tại Hội thảo, ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành viên Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã hoan nghênh các tổ chức xã hội khi tổ chức nhiều hoạt động tham vấn thiết thực, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của đông đảo các tầng lớp nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ông cũng hoan nghênh trước cách thức tổ chức và chuẩn bị tài liệu tổng hợp ý kiến rất khoa học, khách quan. “Đây là mô hình tốt trong việc tổng hợp các ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp”, ông nói.
 
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) đã tham gia tổ chức lấy ý kiến cho các nhóm đối tượng Lao động di cư, người khuyết tật và thanh niên. Trong quá trình lấy ý kiến rất nhiều ý kiến được các nhóm đối tượng đưa ra. Với nhóm lao động di cư điểm nổi bật được quan tâm liên quan đến nhóm này là điều 10: Công Đoàn. Các ý kiến cho rằng cần nhấn mạnh: Công đoàn được hoạt động trên nguyên tắc độc lập để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Bên cạnh đó Quyền tự do cư trú cũng được nhấn mạnh để đảm bảo cho người lao động di cư được hưởng đầy đủ các quyền con người và không bị phụ thuộc và nơi cư trú
 
Với nhóm thanh niên các bạn quan tâm đến điều 26 về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin, hội họp lập hội và biểu tình. Trong khi các luật hiện tại chưa có: “Luật biểu tình” do đó các bạn thanh niên cũng chưa biết sẽ dựa vào đâu để thực hiện quyền này?

80 đại biểu đại diện cho ban soạn thảo hiến pháp, 7 nhóm yếu thế, 17 tổ chức và những người quan tâm đã đến tham dự buổi chia sẻ 

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định các thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Do đó, trong nội dung bản hiến pháp cần đảm bảo bảo vệ quyền cho tất cả các nhóm đối tượng và không loại trừ bất cứ ai. Chia sẻ của một vị phụ huynh có con thuộc nhóm LGBT tại buổi hội thảo: “Tôi có một đứa con đồng tính, một đứa con dị tính nhưng từ nhỏ tới lớn chúng nó cũng chả có gì khác nhau. Khi tôi phát hiện ra con trai tôi đồng tính, chúng tôi gần như suy sụp và tất cả mọi người đều quay lưng với nó. Chúng tôi làm tất cả mọi thứ với hi vọng nó thay đổi vì chúng tôi bị áp lực của xã hội. Chúng tôi giày xéo nó, nhưng sau 10 năm trời, tưởng tượng sau nhiều biển cố quá lớn, con tôi bị trầm cảm 2 lần, vào bệnh viện điều trị, rồi có lần nó tự tử không thành. Giờ đây, chúng tôi nhận ra rằng đó là điều đến tự nhiên và mình không thể thay đổi nó, "Tạo hóa đã không ban cho những đứa trẻ đó những thứ giống như mọi người bình thường thì chúng tôi - những người làm cha làm mẹ sẽ giúp chúng điều đó!" điều nên làm là mình cần thay đổi bản thân mình và chấp nhận nó. Chúng tôi mong tất cả những người làm cha làm mẹ có con trong cộng đồng LGBT hãy mở rộng lòng với con mình, cho chúng nó có cơ hội trở thành một người có ích trong xã hội". Mong muốn của người mẹ này cũng là mong muốn của đông đảo các vị phụ huynh có con là người đồng tính và những người dân khác trong xã hội về một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
 
Hội thảo là một diễn đàn mở để 7 nhóm xã hội và những nhà lập sách trao đổi và cùng nhau hoàn thiện Hiến pháp, vì sự phát triển của đất nước, và xuất phát từ sự phát triển của từng cá nhân, đúng như thông điệp, một lần nữa nhắc lại rằng “Tôn trọng sự đa dạng, tự do và bình đẳng, vì một Việt Nam cường thịnh và hạnh phúc của mỗi người”.
Lượt xem: 1544

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 18
Lượt truy cập: 32525518

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5 Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandar togel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik