Giao diện tiếp cận

Chị cần một mái nhà Thứ Năm, 22/12/2005, 17:23

''Chị sinh ra tại thành phố Hải Phòng, thuở nhỏ sống ở Thủy Nguyên rồi chuyển đến Cát Bi, sau lớn lấy chồng thì về định cư ở phường Hạ Lý này. Cả đời chị suốt 36 năm nay, chưa ngày nào được sung sướng, nhiều lúc chị chỉ muốn chết đi cho dứt cái kiếp người đày ải, nhưng rồi lại nghĩ đến các con, mình chết rồi, chúng ăn gì, ở đâu…''

Người đàn bà ngồi trước mặt tôi còn khá trẻ so với cái tuổi 36 của chị, nước da mai mái vì thức khuya nhiều đêm, đôi mắt xa xăm, buồn thê thiết, cứ định nói là nước mắt lại chực tuôn. Chị tên đầy đủ là Phạm Thị Kim Vân, thành viên nhóm Hoa phượng đỏ, tổ chức chuyên tư vấn, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS phường Hạ Lý do chị Phạm Thị Huệ, nữ anh hùng châu Á do tạp chí Times bình chọn năm 2004 làm phó chủ nhiệm.

Cuộc đời người phụ nữ ấy từ nhỏ tới lớn chưa từng hưởng một ngày gọi là hạnh phúc. Cha bỏ mẹ đi lấy vợ khác từ ngày em út chị mới được hai tuổi, mẹ buộc phải bỏ đàn con thơ dại ở quê lên thành phố tìm kế sinh nhai. Chị thay mẹ chăm nom đàn em cho tới năm 20 tuổi thì lấy chồng và về sống ở Hạ Lý. Bảy năm chung sống, chị có 3 cháu trai thật kháu khỉnh. Chồng chị, anh Bùi Xuân Điệp thời gian đầu làm thợ xây cũng chí thú nhưng dần dà nghe lời bạn bè rủ rê đã sa đà vào nghiện hút. Của giả trong nhà cứ thế đội nón ra đi, khi lên cơn đói thuốc, anh đang tâm bán cả căn nhà nhỏ là cái vốn ban đầu bố mẹ cho hai vợ chồng lấy tiền thỏa mãn cơn nghiện. Chán nản, chị bồng bế con về xin ở nhờ với mẹ đẻ .

Thương con, thương cháu, bà ngoại chẳng nỡ xua đuổi mặc dù đời bà cũng chẳng còn gì nữa. Sau hôn nhân tan vỡ, cả 4 người con ở với bà thì mỗi người mỗi số phận và đều hẩm hiu, khốn khổ. Anh thì mắc tội ngộ sát giờ vẫn đang ngồi tù, còn 12 năm nữa mới hết án, anh thì nghiện ngập lại nhiễm HIV, giờ ở trên gác xép. Và cứ thế suốt 8 năm nay, mấy mẹ con, bà cháu chui rúc trong căn nhà vỏn vẹn 12m2, đồ đạc ngổn ngang không đủ chỗ kê một chiếc giường, mà cũng chẳng có giường đâu để kê. Buổi tối, sau khi bán hàng xong xuôi, cả nhà lại góp tay vào dọn chỗ ngủ, ngả chiếc dát giường ra cho ba đứa cháu, bà ngoại thì kê hai ba chiếc ghế lại thành chỗ nằm, anh con trai nằm trên gác. Chị Vân những ngày hè thường xuyên kê ghế nằm ngoài cửa, ngay cạnh lối cửa vào nhà vì trong nhà không còn chỗ. Chỉ mùa đông chị mới chạy vào ghé lưng nhờ chỗ mẹ vài giờ rồi lại tất tả dậy bán hàng.

Nhìn căn nhà dột nát, chật hẹp đến thảm thương, tôi hỏi chị không có khu vệ sinh thì chị và các cháu tắm rửa, giặt giũ ở đâu. Chị cười buồn đáp lời: "Thì mấy đứa nhỏ tắm ở ngoài đường chứ sao, mình và mẹ thì phải đi tắm thuê, 3000/lần em ạ. Còn vệ sinh thì phải đi nhờ trong khu vệ sinh của bộ đội đóng trong này, 8 năm nay toàn thế". "Thế anh đi đâu mà để chị vất vả với đàn con thế này?", tôi lại hỏi. "Anh mất rồi em ạ, mất vì bệnh AIDS hơn một năm nay rồi. Mỗi lần nghĩ lại những ngày khốn khổ ấy mà chị thấy sao đời mình cực nhục quá. Ngày chị sinh cháu út được 18 ngày thì cũng là lúc phải vào bệnh viện mổ ruột thừa. Bác sĩ thấy chị vừa mổ đẻ nên cứ ngần ngại không dám phẫu thuật, chỉ đến khi đau quá, nó vỡ ra thì mới mổ. Cũng đận ấy anh Điệp bị bắt lần thứ hai vì tội tiêm chích ma túy. Người ta đưa anh ra trại cai nghiện Uông Bí, Quảng Ninh. Chị vừa ốm dậy nhưng cứ 3 ngày một lần lại tất tả ra thăm nom anh ngoài đó. Được hai tháng thì trại trả anh về với cái tin làm chị chết điếng, anh đã nhiễm HIV và chuyển sang giai đoạn AIDS. Mẹ chị, anh chị em và bà con làng xóm đều khuyên chị bỏ mặc anh ấy đi cho đời đỡ khổ, nhưng chị cứ nghĩ, vợ chồng tuy không còn tình thì cũng còn cái nghĩa. Vả lại còn ba đứa nhỏ nữa, sau này chúng lớn, chúng thấy mình trọn vẹn tình nghĩa với cha chúng thì chúng cũng hiểu và thương mình hơn, chúng nó còn nhỏ dại quá đâu đã hiểu gì".

 
Chị ngừng lời trò chuyện, với tay đưa cho ông khách lái xe ôm vào quán con dao ăn tạm củ đậu trong lúc chờ khách. Tôi nhìn toàn cảnh cái gia tài của người phụ nữ khốn khổ ấy, lèo tèo vài bao thuốc, mấy chai nước, cả vốn liếng chắc chỉ được đôi trăm bạc. Đoán được suy nghĩ của tôi, chị bảo, chị bán hàng từ sớm cho tới 2, 3 giờ sáng mà có hôm cả vốn lẫn lãi chỉ được năm chục bạc. Thế rồi tiếp mạch câu chuyện, chị kể tiếp cho tôi nghe chuyện anh Điệp. "Chị đưa anh ấy về được khoảng 2 tháng thì anh ấy chết. Em biết rồi đấy, người bị bệnh AIDS khi chết cơ thể lở loét trông rất đáng sợ, bố mẹ anh ấy không cho anh ấy về nhà, chị đành làm ma cho anh ấy trên vỉa hè ngay trước mặt quán hàng này. Hôm đó trời mưa tầm tã, may có những người hảo tâm giúp chị che bạt để nước khỏi xói vào quan tài. Anh chết rồi, cuộc sống của chị xoay tròn trong những món nợ từ ngày anh còn sống. Vừa chạy nợ, vừa lo tiền ăn học cho con, chị nghĩ đời mình chỉ còn toàn ngõ cụt. Chạy chợ bán hàng ăn nhưng không ai ăn hết vì họ biết chồng chị chết vì AIDS thì chắc chị cũng nhiễm bệnh nên chỉ dám trông chờ vào bán cho người lạ qua đường mà thôi…". "Rồi sao mà chị biết để tham gia vào nhóm Hoa phượng đỏ của chị Huệ?". "Chị tham gia từ ngày có CLB mẹ và vợ của những người nhiễm HIV do chị Huệ làm phó chủ nhiệm như tìm một nơi sẻ chia tâm sự, tìm đến những tấm lòng và cảnh ngộ giống mình".

Là một thành viên tích cực của nhóm Hoa phượng đỏ, không nề hà hoàn cảnh quá khắc nghiệt của mình, chị Vân vẫn hàng ngày tham gia tích cực hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ những người chẳng may nhiễm HIV/AIDS trong thành phố. Hàng tháng chị cùng các thành viên đi phát gạo, chăm sóc, hỏi han người bệnh, nếu có người chết vì AIDS, các chị lại giúp đỡ gia đình khâm liệm, làm tang chu đáo. Chị kể, nhiều lúc làm công tác nhân đạo chị cũng gặp những hoàn cảnh còn khốn khổ hơn chị. Chị nói về trường hợp của cô gái có tên Quế Anh cũng là người phường Hạ Lý, từng nghiện hút, tiêm chích và chết vì AIDS. Ngày Quế Anh chết, các thành viên nhóm Hoa phượng đỏ đến thăm thì chứng kiến cảnh nhà cô thật thảm hại, bà mẹ bị mù, chị dâu bỏ mặc, anh trai thì ngớ ngẩn, nhà không còn bất cứ thứ gì để làm đám ma, chẳng ai dám sờ vào người Quế Anh để khâm liệm cho cô. Vậy là lúc ấy, sợ thì có sợ nhưng chị Vân và các thành viên trong nhóm lại sẵn lòng lo mai táng chu tất cho cô gái xấu số đó.

Từ ngày chồng chết, chị Vân không dám đi làm xét nghiệm HIV, chị trông chờ vào niềm hy vọng mong manh ở cái xác suất quá nhỏ nhoi là có những người không nhiễm bệnh từ chồng. Chị bảo, nếu bây giờ biết được sự thật phũ phàng đó, không hiểu chị có sống nổi không, các con chị có sống nổi không. Liệu chúng nghĩ gì khi bố chúng đã chết vì AIDS rồi nay lại đến lượt mẹ chúng nữa, chị không dám nghĩ, không dám làm xét nghiệm. Ngày ngày làm lụng, cố gắng bòn nhặt từng đồng cho đàn con, chị xót xa mỗi khi đứa con ngây thơ hỏi mẹ "tại sao mẹ người ta biết mua quần áo mới cho con họ mà mẹ mình thì không", "tại sao mộ bố không được xây đẹp như mộ người ta"… Con chị còn nhỏ dại quá, đứa lớn nhất mới 15 tuổi đang học bổ túc của phường, đứa giữa học lớp Mái ấm, lớp học xóa mù do phường Hạ Lý tổ chức, chỉ có đứa út được học tiểu học. Ấy vậy mà gánh nặng cơm áo cứ ngày một oằn nặng trên đôi vai người phụ nữ nhỏ bé, mong manh ấy. Chị thương con, thương mỗi buổi đêm hè con nằm chen chúc, thương con không đủ cơm ăn, áo mặc và mơ hồ sợ hãi một ngày kia lũ con chị sa vào vết xe đổ của bố nó.

Hỏi chị về mong muốn lớn nhất của chị bây giờ là gì, chị bảo "chị cần một mái nhà nho nhỏ". Tôi hiểu được cái khát khao tội nghiệp quá lớn đối với người phụ nữ ấy. Tám năm trời chui rúc trong căn nhà 12m2 mà hầu như đêm nào cũng ngủ ngoài cửa khiến cho nỗi khát khao cháy bỏng của chị về một mái nhà dù đơn sơ biết mấy nhưng cũng đã gần trở thành tuyệt vọng. Nhưng chị chưa nghĩ tới cái khổ ấy của mình mà điều trước tiên chị nghĩ đến các con. Chị sợ chúng lớn lên chúng không chấp nhận cảnh sống bần hàn, chật chội đó mà gây lầm lỗi, chị sợ chúng ngày ngày phải đối diện với tấm gương mờ đục của người cậu ruột giờ đang nhiễm HIV và tiêm chích mỗi ngày trong cùng một mái nhà, chị sợ chúng lang thang ngòai đường ngoài phố rồi sớm thành nạn nhân của tệ nạn xã hội. Ngôi nhà chị và mẹ đang sống vốn là của đơn vị bộ đội đóng tại đó cho thuê đã 8 năm nay và gần đây họ đã thông báo sắp sửa lấy về không cho thuê nữa. Mẹ, con, bà cháu chị lại phải long đong tìm nơi cư trú trong thời gian tới, nhà cho thuê không thiếu, chị chỉ thiếu tiền…

Người dân phường Hạ Lý lâu nay đã quá quen với hình ảnh người phụ nữ mảnh khảnh, hiền lành với đôi mắt thật buồn ngày đêm bên quán nước chân cầu Lạc Long, quận Hồng Bàng. Chị vẫn ngồi đó, vẫn ngày ngày giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS và vẫn nung nấu khát khao tìm được một mái nhà che chắn cho ba đứa trẻ - những mảnh đời bé dại còn sót lại. Người phụ nữ ấy đang rất cần sự giúp đỡ của bà con hảo tâm gần xa, mọi giúp đỡ xin gửi theo địa chỉ: Phạm Thị Kim Vân, ngõ 51, số nhà 15 đường Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng.

 

Lượt xem: 3043

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 21
Lượt truy cập: 35541243

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik