Giao diện tiếp cận

Cần cái nhìn đồng cảm hơn với những người có HIV Thứ Sáu, 18/11/2005, 11:15

Đó là ý kiến của hầu hết các thành viên tham gia diễn đàn tại lớp tập huấn xây dựng năng lực truyền thông về HIV/AIDS, diễn ra từ ngày 16 đến 18/11, tại Câu lạc bộ Báo chí Hà Nội.

Chương trình này do Polixy - một tổ chức quốc tế phi chính phủ, UNAIDS (Chương trình phối hợp phòng chống AIDS của Liên hợp quốc), kết hợp với Thông tấn xã VN và các nhóm đồng đẳng thực hiện.

HIV không chỉ là vấn đề xã hội

 

Đợt tập huấn này chủ yếu dành cho các nhà báo đã, đang và sẽ tham gia trong lĩnh vực truyền thông về HIV/AIDS. Khoảng 30 nhà báo đã tham gia lớp học dưới hình thức thảo luận, một hình thức tập huấn mới do Dự án Polixy tổ chức thực hiện.

 

Theo ông Trần Tiến Đức, Giám đốc dự án Polixy, thực trạng về dịch HIV/AIDS đang đe dọa nghiêm trọng toàn cầu cũng như tại Việt Nam, tuy nhiên, chúng ta chưa dành sự quan tâm đúng mực đến vấn nạn này.

 

Ông Đức đặc biệt nhấn mạnh đến các yếu tố kinh tế tác động đến sự bùng phát của HIV tại Việt Nam. Lâu nay chúng ta có cái nhìn khá lệch lạc khi quá đề cập đến HIV/AIDS như một căn bệnh xã hội mà chưa thật sự đi sâu vào căn nguyên của vấn đề đó là sự bất bình đẳng về kinh tế. Quan niệm này đã vô hình trung đẩy những người có HIV đến bờ vực của sự kỳ thị, từ đó tạo nên dư luận xấu về những người bị nhiễm HIV.

 

“Tình trạng khoảng cách giầu nghèo quá lớn, sự chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị; nông thôn thiếu ruộng đất, việc làm là một trong những nguyên nhân kinh tế nổi cộm khiến gia tăng người nhiễm HIV” - ông Đức nói. Thực tế cho thấy đa phần gái mại dâm là từ nông thôn lên thành thị kiếm sống rồi bị đưa đẩy vào con đường tệ nạn. Nạn chích hút một phần do dư thừa thời gian dẫn đến la cà nghiện ngập.

 

Đồng cảm với người nghiện và người có HIV

 

Đối với người nghiện và những người mang trong mình căn bệnh thế kỷ cần được quan tâm hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của họ, cần có sự bình đẳng để những người này vượt qua khó khăn và sống có ích cho xã hội. Với họ, khó khăn lớn nhất khiến hầu hết người không thể vượt qua nổi chính là sự kỳ thị của cộng đồng. Tại cuộc tập huấn này, các nhà tổ chức hy vọng truyền thông sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức đó.

 

Ông Trần Tiến Đức cho rằng, sở dĩ người nghiện ma túy tái nghiện rất cao (khoảng 90%) không hẳn là do họ sa sút về nhân cách hay yếu kém bản lĩnh. “Cần phải nhìn nhận nghiện cũng là một căn bệnh, nó làm thay đổi hoạt động của não bộ khiến người nghiện luôn có nhu cầu phải có chất kích thích, dù họ đã hoàn thành cai nghiện”.

 

Với đại dịch HIV, nhiều người tham gia diễn đàn đã tránh dùng từ “chống” mà chủ trương dùng từ “kiểm soát HIV”. Lý giải điều này, ông Đức phân tích: “chống” mang màu sắc kỳ thị bởi HIV hiện chưa thể chữa khỏi, khi phơi nhiễm thì khả năng “chống” là khó, vì vậy cần phải kiểm soát nó, kiểm soát lây lan, kiểm soát nhân bản và phá hủy khả năng miễn dịch của con người.

 

Xin đừng gợi lại nỗi đau…

 

Viết về đề tài HIV/AIDS thật sự là một thử thách. Thử thách niềm tin vào con người, thử thách trái tim của người cầm bút. Đa phần những người viết về đề tài này đều có chung cảm nghĩ đó. Chân thành, Tinh tế, Trung thực, Hài hước, Nhiệt thành… đó là những cái cần có trong một bài báo về đề tài nhạy cảm này.

 

Tại buổi tập huấn, những người có HIV đã nói lên mong ước đó. Họ không ngại nhận mình là người nhiễm HIV, họ sẵn sàng đứng trước ống kính của phóng viên để nói về HIV/AIDS, nhưng đôi lúc, đôi nơi, họ bị tổn thương bởi chính những bài báo viết về họ. Chê đã đành, khen nhiều lúc cũng phản tác dụng. Đó là hậu quả của sự kỳ thị đối với những người nhiễm HIV.

 

Chị P.T., trưởng nhóm Hoa sữa cho rằng, nhiều người có HIV đã không quản ngại sự kỳ thị, họ vào cuộc với mong muốn góp một phần nhỏ bé cho xã hội. “Hãy viết về họ với hình ảnh trong sáng, hãy đưa ra những việc làm thiết thực mà họ đã nỗ lực tham gia”.

 

Với T.H., trưởng nhóm Vì ngày mai tươi sáng, đôi khi báo chí tiếp cận với các thành viên nhóm bằng con mắt soi mói đã làm cho họ cảm giác bị kỳ thị. “Xin đừng gợi lại nỗi đau…” - H. nói.

 

Người dũng cảm nhất có lẽ là Đồng Đức Thành, không chỉ tham gia các diễn đàn về HIV/AIDS, Thành còn trực tiếp viết báo tuyên truyền về căn bệnh nguy hiểm này: “Cho dù một ai đó có quá khứ sai lầm, chúng ta không nên nhắc lại khi họ đang cố gắng đoạn tuyệt quá khứ để làm những việc có ích”.

 
-Nga Đức-
Lượt xem: 2804

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 23
Lượt truy cập: 35540921

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik