Trung Quốc - Xin đừng lãng quên trẻ em có HIV/AIDS Thứ Tư, 05/10/2005, 11:51
Người mẹ này đến từ một vùng nông thôn của Trung Quốc, nơi mà người ta hạn chế làm các xét nghiệm một cách tối đa. Trường hợp này đưa đến cho các bác sỹ, các nhà hoạt động trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS một sự thử thách mới, đó là: Các bác sỹ không thể nào xác định tất cả các ca có HIV. Theo dõi tất cả các đứa trẻ có HIV là một việc quá khó. Chính phủ Trung Quốc ước tính có khoảng 1500-2000 ca trẻ em có vi rút này, song con số thực tế mà họ quản lý được chỉ chiếm khoảng 1/10 số đó. Vấn đề là người ta thiếu những thông tin cơ bản nhất và những thành kiến xã hội về căn bệnh này.
Thành kiến xã hội
Những đứa trẻ bị mắc bệnh thường bị gia đình mình giấu đi. Họ cho các em nghỉ học, không để các bác sỹ theo dõi chúng và cung cấp những thông tin chăm sóc các em. Điều này đang lấy dấy lên sự sợ hãi rằng cho các nhà chuyên môn về những tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm của các loại thuốc kháng vi rút. Bởi tác dụng phụ này đối với trẻ em nguy hiểm hơn đối với người lớn rất nhiều lần.
Vào tháng 5 vừa qua, chương trình phát thuốc chữa HIV miễn phí do một quỹ nhân đạo của cực tổng thồn Mỹ Bill Clinton ại một số quốc gia trên thế giới. Và Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trong số này. Họ dự định sẽ phát khoảng 2000 liều thuốc cho trẻ em Trung Quốc mỗi năm. Song trên thực tế các nhà quản lý chỉ đưa được số thuốc này cho khoảng 200 em mà họ đang quản lý. Cô Christian H, một người của quỹ đã khẳng định như vậy. Thượng Hải là một tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trong chăm sóc y tế đối với trẻ em có HIV. Trong số các ca phát hiện có HIV hầu như không có trẻ em, vì vậy việc điều trị cho trẻ em rất khó khăn. Pan Xiao Zhang, một chuyên gia về AIDS tại bệnh viện Huashan (Thượng Hải) nói: Vấn đề HIV trong trẻ em thực sự rất nghiêm trọng. Việc che giấu những trẻ em có HIV thực sự chỉ làm trầm trọng hơn trong việc điều trị căn bệnh này. Các loại thuốc kháng vi rút HV có thể được sử dụng phổ biến cho người lớn. Song không phải có thể dùng tuỳ tiện cho trẻ em. Trẻ em cần được điều trị theo liều dùng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của các em. Và rất cần có những nghiên cứu đánh giá biến chứng, tác dụng phụ của thuốc.
Giá thành điều trị
Đây là một trong những rào cản nữa trong việc điều trị cho trẻ em. Các loại thuốc dành cho trẻ em có giá cao gấp 4 lần giá các loại thuốc điều trị cho người lớn. Dòng thuốc thứ nhất điều trị căn bệnh này đã có thể được sản xuất trong nước làm giá thành của chúng rẻ xuống. Chính phủ có thể phát thuốc miễn phí cho những người có HIV. Song mọi người thường e ngại tác dụng phụ của thuốc nên không sử dụng. Bên cạnh đó số lượng thuốc này chưa nhiều, song đây là một cố gắng đáng ghi nhận của Chính phủ Trung Quốc, trong bối cảnh giá thuốc ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn rất cao.
Dòng thuốc thứ hai ra đời với những tác dụng phụ ít hơn nhưng trên thực tế nó còn khá đắt. Còn các loại thuốc dùng cho trẻ em tốn hàng ngàn đô la mỗi năm. Đây là lý do chính khiến nhiều người không thể kham nổi việc dùng thuốc.
Và thị trường thuốc dành cho trẻ em chưa được các hãng thuốc quan tâm, do đó, sẽ còn rất lâu nữa mới có hy vọng giảm giá thành của thuốc.
Sự thiếu quan tâm
Từ trước đến nay, những điều tra về số lượng trẻ em có HIV/AIDS không phải là hoàn toàn song trên thực tế là rất ít. Các nhà chức trách thường quan tâm đến các nhóm đối tượng lớn hơn như: gái bán hoa, những người tiêm chích ma tuý… Không một chuyên gia nào trong thời điểm này nghĩ rằng trẻ em có HIV có thể là một cầu nối lan truyền bệnh rộng trong cộng đồng. Chính vì vậy sự quan tâm đến cuộc sống và việc điều trị cho trẻ có HIV chưa được coi trọng đúng mức, khiến nhiều em đã chết do thiếu thuốc, do dùng thuốc điều trị sai. Vấn đề làm thế nào để các em nhận được sự chăm sóc y tế tốt cần được đặt ra trước khi quá muộn.
Bên cạnh đó sự thiếu hiểu biết về các phương pháp điều trị dự phòng cho trẻ có nguy cơ nhiễm HIV cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến các ca nhiễm HIV ở trẻ mới sinh gần đây. HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con song không phải tất cả những đứa trẻ con của các bà mẹ có HIV đều nhiễm HIV, hoàn toàn có thể cứu được các em nếu các em được điều trị dự phòng kịp thời.
Do đó, việc giảm các thành kiến xã hội và điều trị dự phòng cho trẻ có nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ là một trong những yêu cầu hàng đầu hiện nay, có thể mới giảm bớt số lượng trẻ em nhiễm HIV.
Nguyễn Thanh Huyền (Theo China Daily)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Vắc-xin mới gây miễn dịch HIV ở người Thứ Hai, 26/09/2005, 09:38
- Nguy cơ tiềm ẩn từ các cô gái chân dài... Chủ Nhật, 11/09/2005, 17:23
- Sinh hoạt định kỳ các nhóm tự lực của người có HIV Thứ Hai, 29/08/2005, 14:47
- Phát hiện phương thức điều trị HIV mới Thứ Hai, 29/08/2005, 13:38
- Máu cá sấu mở ra một hướng mới trong việc chống virus HIV Thứ Sáu, 26/08/2005, 13:53
- Hãy lắng nghe người nhiễm HIV/AIDS Thứ Tư, 24/08/2005, 12:40
- Ðại sứ Michael Marine: Hoa Kỳ sẽ gia tăng trợ cấp cho Việt Nam trong chương trình viện trợ khẩn cấp phòng chống AIDS Thứ Ba, 23/08/2005, 15:00
- Ánh mắt người vợ trẻ Thứ Hai, 22/08/2005, 15:45
- Trung Quốc: Nhân viên tổ công tác kế hoạch hoá gia đình tham gia phòng chống AIDS Thứ Sáu, 19/08/2005, 10:02
- Đoàn thanh niên với chiến lược phòng chống AIDS Thứ Sáu, 19/08/2005, 09:57
- LHQ cảnh báo đại dịch HIV/AIDS bùng phát ở Somalia Thứ Sáu, 19/08/2005, 08:39
- Ấn Độ: Thử nghiệm trên người loại vắc xin HIV thứ hai Thứ Năm, 11/08/2005, 14:41