Chăm sóc ''cô bé'' trong kỳ ''nguyệt san'' Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Cần có kiến thức để chăm sóc “cô bé” đúng cách
tamsubantre.org - “Cô bé” trong những ngày đặc biệt này sẽ “kỹ tính” hơn so với những ngày thông thường. Bởi vậy bạn gái sẽ không thể áp dụng một số thói quen vẫn thường duy trì hàng ngày nếu muốn “cô bé” được an toàn.
1. Đấm lưng vào ngày “đèn đỏ”
Đấm lưng khi “đèn đỏ” là một thói quen không tốt
Rõ ràng thói quen đấm lưng trong thời kỳ “đèn đỏ” không thể giúp bạn gái xoa dịu cơn đau mà còn có thể đem đến nhiều nguy cơ cho “cô bé”. Hãy từ bỏ thói quen này nếu như bạn không muốn “cô bé” của mình bị “ốm”.
2. Vệ sinh “cô bé”
Mai vẫn tự tin rằng mình rất cẩn thận trong việc chăm sóc “cô bé” của mình. Chỉ đến khi tham gia một buổi trò chuyện “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bạn gái” do công ty cô tổ chức với sự tham gia của bác sĩ chuyên khoa 1- bệnh viện phụ sản Hà Nội, cô mới nhận ra thói quen vệ sinh vùng kín của cô hoàn toàn không có lợi. Khi bác sĩ đưa ra câu hỏi: “Các bạn đã biết vệ sinh đúng cách “cô bé” của mình vào những ngày “nguyệt san” chưa?”. Mai hăng hái chia sẻ về bí quyết của mình: “Em rất coi trọng vấn đề này vì em biết vùng kín của phụ nữ là một nơi ẩm ướt và dễ có nguy cơ viêm nhiễm nhất là vào những ngày kinh nguyệt. Không giấu gì bác sĩ và các chị em gái, em thường dùng sữa tắm vừa tiện vừa có mùi thơm nhẹ nhàng để rửa vùng kín, ngoài ra, em hay dùng nước nóng để rửa và cảm thấy rất khô ráo, không còn mùi khó chịu do máu kinh ra”. Sau khi Mai chia sẻ về “bí quyết” chăm sóc “cô bé”, bác sĩ đã hỏi các chị em còn lại “Những ai có thói quen hoặc đồng tính với cách vệ sinh cô bé trong kỳ kinh nguyệt như chị Mai vừa chia sẻ?”. Có tới già nửa chị em phụ nữ trong hội trường giơ tay ủng hộ cách vệ sinh của Mai. Nhưng bác sĩ lại lắc đầu không ủng hộ cách chăm sóc này và ôn tồn giảng giải: “Tôi biết đây là một thói quen của rất nhiều chị em gái, vì hầu hết các bệnh nhân khi tới thăm khám và điều trị tại phòng khám của tôi khi được hỏi câu hỏi này cũng đưa ra câu trả lời tương tự. Song đây là một cách chăm sóc vùng kín rất không tốt. Bởi vì môi trường “chỗ ấy” của chúng ta ở thời kỳ “nguyệt san” thường mang tính kiềm hơn, do đó sức đề kháng chống lại những vi khuẩn bất lợi sẽ thấp hơn. Nếu chúng ta sử dụng sữa tắm, xà bông hay nước nóng sẽ làm cho môi trường kiềm này càng gia tăng lên. Và khi đó chúng ta đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn không có lợi xâm nhập gây ra viêm nhiễm phụ khoa”. Vị bác sĩ tiếp lời: “Vậy vệ sinh kinh nguyệt đúng cách là như thế nào? Cùng với việc bạn thay băng vệ sinh thường xuyên, không để băng quá 4 tiếng thì bạn sẽ chỉ cần dùng nước sạch ở nhiệt độ bình thường để “tắm” cho “cô bé” thôi”.
Bạn đã biết vệ sinh vùng kín khi “nguyệt san” đúng cách như chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa phụ sản ở trên chưa?
3. “Chuyện ấy” khi “đèn đỏ”
Kiên bị bạn gái “chỉ trích” vì tội anh đã không tha cho cô ngay cả trong thời kỳ “cấm vận” để đến bây giờ Phương phải mất công mất sức trong việc điều trị viêm vùng kín. Mọi khi hai người đều thực hiện “lệnh cấm vận” trong những ngày Phương có “nguyệt san” rất tốt. Chỉ có duy nhất lần này Kiên đi công tác tới gần 1 tháng, xa người yêu lâu ngày nên khi gặp nhau hai người đã không thể kiềm chế được những ham muốn “bản năng” của mình. Sau khi “XXX” Phương thấy “cô bé” có những dấu hiệu của hiện tượng bị “ốm”: khí hư ra nhiều, có mùi khó chịu, thỉnh thoảng kèm theo cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát ở vùng kín. Ngay lập tức Phương đi kiểm tra thì nhận được kết quả là viêm cổ tử cung.
“Chuyện ấy” cũng sẽ cần lưu ý khi “đèn đỏ”
Phương vốn là nữ hộ sinh nên cô thừa biết cách “chăm sóc” “cô bé” theo phương pháp khoa học. Phương nghĩ ngay đến nguyên nhân khiến “cô bé” của mình bị “ốm” là do lần hai người làm “chuyện ấy” khi đang “đèn đỏ”. Với những kiến thức mà Phương được học thì khi bạn gái có kinh nguyệt cổ tử cung sẽ hơi mở ra để máu kinh thoát ra ngoài nên vi khuẩn từ âm đạo sẽ dễ xâm nhập sâu vào trong tử cung. Ngoài ra, do nội mạc tử cung bong tróc nên bề mặt khoang tử cung giống như là “đang bị thương”, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để những vi khuẩn không có lợi tấn công. Khi “yêu” vào lúc này sẽ vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, tiến sâu vào tử cung gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, niêm mạc âm đạo thời kỳ này sung huyết nên sự cọ xát của dương vật và âm đạo khi giao hợp dễ khiến cho âm đạo bị trầy xước, tổn thương, và do đó nguy cơ viêm nhiễm sẽ càng cao. Mặc dù thuộc làu làu các kiến thức này nhưng Phương vẫn không thể chối từ trước sức hấp dẫn mạnh mẽ của “chuyện ấy” nhất là sau một thời gian dài xa cách người yêu. Cũng may cô phát hiện sớm và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ nên tiến trình điều trị đã có được kết quả tốt.
“XXX” khi “đèn đỏ” sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục và viêm nhiễm vùng kín. Bởi vậy nếu bạn không muốn “kiêng cữ” trong những ngày ấy thì việc sử dụng bao cao su sẽ là giải pháp hữu ích giúp cả hai vừa hạnh phúc mà vẫn an toàn.
Để “cô bé” luôn khỏe mạnh ngay cả trong thời kỳ “nguyệt san” không quá khó nhưng sẽ cần có kiến thức để bảo vệ đúng cách.
Hà Linh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00