Giao diện chuẩn

Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? Thứ Hai, 07/09/2020, 10:00

Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp?

Tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị tiêu chảy do nhiều lý do. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài không dứt, lúc này các mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

Gọi là tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần trong ngày. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra vài ngày hoặc cả tuần, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Nguyên nhân chính là do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, bàn tay bẩn không rửa sạch trước khi cầm thức ăn. Vi khuẩn, virus sẽ theo đó tới ruột và ở đây, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và bài tiết ra các độc chất. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại ngay bằng cách huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các virus, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra, đồng thời ruột co bóp mạnh để thải nước đó mang theo virus, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, dẫn đến tiêu chảy.

Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc mắc một số bệnh như: sởi, suy dinh dưỡng,...  Chế độ ăn không hợp vệ sinh (bú bình không đảm bảo vệ sinh,...) dẫn đến trẻ dễ mắc tiêu chảy cấp.

Tại sao tiêu chảy lại nguy hiểm?

Nếu tiêu chảy không được điều trị kịp thời hay điều trị không hợp lý sẽ khiến cơ thể mất nước, các hoạt động sẽ yếu dần. Nếu không bổ sung nước điện giải kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Tiêu chảy làm rối loạn một số chất điện giải trong cơ thể, tiêu chảy kéo dài sẽ dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì trong khi tiêu chảy, các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ do trẻ chán ăn, hơn nữa, do gia đình thường mắc sai lầm là không cho trẻ ăn vì sợ ăn vào sẽ tăng tiêu chảy. Hậu quả khi trẻ khỏi bệnh tiêu chảy thì lại bị suy dinh dưỡng.

Một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, điều trị rất khó khăn và có thể gây tử vong.

Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh, có tới 70% số tử vong là do mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi...

 
Rửa tay sạch khi chăm sóc trẻ để phòng nhiễm bệnh.

Rửa tay sạch khi chăm sóc trẻ để phòng nhiễm bệnh.

Các triệu chứng nào có thể xuất hiện khi đi tiêu chảy?

 

Trẻ bị tiêu chảy thường mệt mỏi, biếng ăn, li bì. Tiêu phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm đàm, máu hay thức ăn không tiêu (đi tiêu phân sống); Buồn nôn, nôn; Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi gây nên tình trạng co giật; Đau bụng; Mót rặn khi đi cầu: rất đặc trưng cho kiết lỵ. Các triệu chứng mất nước: khát, tiểu ít, mắt trũng, môi khô, khóc không nước mắt, thóp trũng ở trẻ nhỏ, dấu véo da mất chậm.

Cách chăm sóc đúng khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho uống oresol (pha theo chỉ dẫn) và các loại nước khác (nước cháo muối, nước gạo rang). Ngay từ ngày đầu tiêu chảy, cứ sau mỗi lần đi tiêu cho trẻ uống từ 50 - 100ml đối với trẻ dưới 2 tuổi và từ 100 - 200ml đối với trẻ trên 2 tuổi.

Chế độ ăn

Trẻ bú mẹ vẫn cho bú bình thường và tăng thêm số lần bú. Trẻ không bú mẹ: pha loãng sữa bò với nước cháo hoặc nước cà rốt (pha loãng bằng 1/2 so với bình thường), cho ăn nhiều bữa trong ngày.

Đối với trẻ đã ăn bổ sung: ngoài sữa mẹ cho ăn bột, cháo, súp nấu với thịt lợn nạc, thịt gà, cà rốt, nấu nhừ loãng hơn bình thường và cho thêm dầu thực vật. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (6-8 bữa/ngày). Khi trẻ đỡ tiêu chảy thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, nên cho trẻ ăn các thực phẩm sau: Gạo (bột gạo), khoai tây, cà rốt; Thịt gà, thịt lợn nạc; Sữa đậu nành, sữa bò ít lactose hoặc không có lactose; Chuối, hồng xiêm; Dầu thực vật.

Thực phẩm cần tránh: Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường;

Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ; Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo... Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê...

Các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp

Để phòng ngừa trẻ tiêu chảy, cần nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Cho ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất (đạm, béo, đường, hoa quả). Sử dụng nước sạch.

Ăn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách. Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và cho trẻ ăn, hoặc sau khi trẻ đi tiêu. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus.

BSCKII. NGUYỄN MINH

Lượt xem: 1235

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 12
Lượt truy cập: 34713443

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik