Căn bệnh ''âm thầm'' mà nguy hiểm Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Căn bệnh “âm thầm” mà nguy hiểm Bệnh do vi khuẩn hình cầu gây ra và mang tên bác sĩ Albert Neisser, người đã phát hiện ra vi khuẩn lậu từ năm 1889 (nên gọi là lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrheae). Bệnh lậu được biết đến từ thời cổ đại; Hippocrate, ông tổ của ngành y phương Tây đã viết về bệnh lậu từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên và cũng đã biết rằng bệnh phát sinh do “vui thú với nữ thần tình yêu”. Bệnh chủ yếu gặp ở người trẻ và vi khuẩn dễ xâm nhập vào các tế bào che phủ cổ tử cung, niệu đạo và trực tràng.
- Đầu tiên là ngày nay hình như người ta không còn kiểm soát được bệnh lậu nữa; khi mới có kháng sinh penicillin (vào những năm 40 thế kỷ trước) bệnh lậu chữa khỏi rất nhanh nhưng nay đã phát triển nhiều chủng vi khuẩn lậu mới kháng lại hầu hết các kháng sinh thông thường, muốn chữa được bệnh lậu cần phải có kháng sinh mạnh và đắt tiền.
- Thứ hai, bệnh lậu là bệnh khá phổ biến nhưng phần lớn mọi người không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của bệnh lậu. Đó là một vấn đề xã hội thực sự không thể coi thường, ví dụ như ở bang New Jersey vào những năm cuối của thập kỷ 90 đã là bang đứng đầu nước Mỹ về tỷ lệ bệnh lậu tính theo đầu người, 9.425 ca mắc bệnh cho 100.000 dân. Mỗi năm ở Mỹ có thêm khoảng 1 triệu ca mắc bệnh mới được ghi nhận nhưng thực tế còn có thể gấp đôi hay hơn nữa vì nhiều ca không thông báo cho cơ quan y tế.
- Lý do thứ ba để phải coi bệnh lậu là nghiêm trọng, tuy hiếm khi gây tử vong nhưng có thể gây vô sinh và làm cho hàng triệu người không thể sinh sản. Bệnh lậu là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tiểu khung - một bệnh phát triển từ sự nhiễm khuẩn âm đạo, cổ tử cung rồi lan lên tử cung, hai vòi và buồng trứng còn có thể lan rộng cả đến toàn bộ ổ bụng. Lậu cũng có thể gây tắc ruột hoặc gây nhiễm khuẩn huyết và đó là những cơ hội có thể gây chết người.
Nhiều người không biết mình đã nhiễm vi khuẩn lậu, có tới 80% phụ nữ bị bệnh lậu mà không thể hiện bất cứ triệu chứng gì, cả một số nam giới mắc bệnh cũng vậy; điều đó có nghĩa là có thể lây bệnh từ người mà chính họ cũng không biết đã nhiễm bệnh. Vi khuẩn có thể “mai phục” và gây tổn thương ở niệu đạo, cổ tử cung phụ nữ; ở dương vật, trực tràng và họng của cả nam và nữ. Nam giới khi quan hệ với bạn tình nữ đã nhiễm bệnh thì nguy cơ bị lây bệnh là 20%, nếu gặp thêm 3 lần nữa thì khả năng bị lây bệnh tăng lên 60 - 80%. Còn nữ nếu quan hệ tình dục với bạn tình nam đã mắc bệnh thì nguy cơ này cao hơn, khoảng 40%.
Dấu hiệu mắc bệnh
Chắc chắn nhất là phải do thầy thuốc xác định, phải làm những xét nghiệm đặc biệt, không thể chỉ nhìn mà chẩn đoán xác định. Nam giới có thể bị xuất tiết như mủ ở đầu dương vật và đái buốt. Nếu bị lậu ở trực tràng, có thể bị ngứa ở vùng hậu môn, đau nhiều khi đại tiện hoặc chảy máu hay xuất tiết ở hậu môn (nữ có triệu chứng ở hậu môn là do đã có quan hệ tình dục với bạn tình nhiễm bệnh theo đường này). Nếu bị lậu ở họng có thể phát triển triệu chứng đau họng. Có tới 35% hoặc cao hơn nam giới bị lậu kết hợp với chlamydia. Nữ nếu thể hiện triệu chứng thì ra khí hư màu vàng hoặc trong nhưng có mùi hôi, đái buốt, đái dắt; đau bụng dưới hoặc đau vùng thắt lưng khi nhiễm khuẩn đã lan rộng. Đôi khi ra máu giữa hai kỳ kinh hoặc kinh nguyệt nhiều hơn bình thường. Tuyến Bartholin ở âm hộ là tuyến tiết ra dịch nhờn khi quan hệ tình dục có thể bị nhiễm khuẩn và sưng to, đôi khi cả những tuyến khác quanh lỗ niệu đạo cũng nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra, gây sốt cao và lây nhiễm cho cả các khớp (khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối, cổ chân và khuỷu tay). Cũng thường có ban đỏ. Hiếm khi vi khuẩn lậu lan đến bề mặt gan ở nữ, nhưng nếu có thì gây ra hội chứng Fitz Hugh - Curtis với các triệu chứng đau bụng, đau tăng lên khi ho hoặc thở sâu, đôi khi đau cả bên vai phải; bị nhiễm chlamydia cũng có thể gây ra hội chứng này.
Không nên quan hệ tình dục, cả khi hai người bạn tình đều đang được điều trị vì có thể bị nhiễm lại bởi người chậm khỏi hơn. Cách tốt nhất để tránh bị nhiễm vi khuẩn lậu là biết chắc bạn tình không bị bệnh, do đó nhiều khi bạn tình phải được xét nghiệm phát hiện đồng thời lậu, chlamydia, giang mai và HIV - những bệnh này thường không thể hiện triệu chứng gì ở một số người. Bao cao su dùng ngay từ đầu và không rách là phương tiện tốt để phòng bị lậu, tuy bao cao su không hoàn toàn bảo vệ được với sùi mào gà, mụn rộp sinh dục và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
BS. Xuân Anh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00