Bị thoái hoá cột sống thì 'chuyện ấy' như thế nào? Thứ Hai, 14/08/2023, 13:00
Theo các bác sĩ nam khoa, khi bị thoái hoá cột sống người bệnh vẫn có thể làm chuyện ấy và tìm tư thế phù hợp.
Thoái hóa cột sống nói chung và bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nói riêng là bệnh xương khớp rất phổ biến. Đa số người mắc bệnh đều nằm trong độ tuổi từ 35 trở lên. Theo WHO thống kê cho thấy có 70% dân số thế giới bị đau lưng ít nhất một lần trong đời. Đây cũng là triệu chứng cơ bản của thoái hóa cột sống thắt lưng.
Trong đó số người mắc thoái hóa cột sống thắt lưng nhiều nhất trong nhóm tuổi từ 35 trở lên. Độ tuổi tăng lên thì tỷ lệ người mắc bệnh cũng tương ứng tăng theo. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người trẻ tuổi không bị mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.
Theo thống kê, tại Việt Nam thoái hóa cột sống thắt lưng ở nhóm đối tượng từ 60-69 tuổi lên tới 89%. Trong khi đó tỷ lệ người trong độ tuổi từ 25-45 cũng chiếm đến 30%. Một số còn mắc bệnh trong độ tuổi trẻ hơn nữa. Trung bình tại Việt Nam bệnh thoái hóa cột sống nói chung chiếm khoảng 35% dân số.
Đa số người mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng đều sẽ chịu ảnh hưởng trong sinh hoạt. Đặc biệt là chứng thoái hóa cột sống thắt lưng. Căn bệnh này sẽ làm cứng khớp, sưng đau vùng khớp tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Các cơn đau thường sẽ xuất hiện khi người bệnh di chuyển đột ngột.
BS Nguyễn Đình Liên - Trưởng khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E cho biết thoái hoá cột sống là biểu hiện tổn thương vi thể như loãng xương, tổn thương dây chằng, thoái hoá đĩa đệm với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau. Mỗi tổn thương sẽ có biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Thoái hoá cột sống thường là biểu hiện chèn ép thần kinh nên người bệnh rất đau từ sinh hoạt hàng ngày tới làm việc, trong đó có cả chuyện sinh hoạt vợ chồng.
Khi bị thoái hoá người ta mất dần cảm hứng muốn quan hệ tình dục thậm chí nhiều người sợ không dám quan hệ tình dục.
Ví dụ như trường hợp của một bệnh nhân trẻ tên Tuấn, trú tại Hà Nội mới 37 tuổi nhưng bị thoái hoá cột sống thắt lưng từ hơn 1 năm nay, từ khi bị bệnh này, bệnh nhân cũng không còn ham muốn tình dục. BS Liên đã phải tư vấn và điều trị cho bệnh nhân để có thể duy trì đời sống vợ chồng, giữ gìn hạnh phúc vì bệnh nhân còn rất trẻ.
BS Liên cho rằng nhiều người vẫn chưa hiểu hết giá trị của quan hệ tình dục, họ nghĩ chỉ làm bệnh nặng lên hoặc mất sức nhưng thực tế quan hệ tình dục là liều thuốc tinh thần. Nếu bạn bị thoái hoá cột sống khi đang cấp tính, trong quá trình điều trị cũng như sau phẫu thuật thì hạn chế quan hệ tình dục.
BS Liên nhấn mạnh chỉ hạn chế chứ không nên kiêng hoàn toàn vì việc quan hệ tình dục là liều thuốc giúp bạn khoẻ hơn.
Khi bị thoái hoá cột sống đau nhẹ thì bạn vẫn có thể quan hệ bình thường, ưu tiên người bị thoái hoá ở tư thế nằm. Nếu nam giới bị thoái hoá cột sống thì có thể chọn nằm dưới để ít chịu lực tác động vào cột sống. Ngoài ra, bạn có thể uống thuốc giảm đau trước quan hệ tình dục để chuyện ấy thăng hoa hơn.
Còn khi bị nặng đã phải phẫu thuật thì sau 2, 3 tuần khi vết mổ ổn định có thể quan hệ tình dục nhưng nên chọn các tư thế thích hợp để không ảnh hưởng tới cột sống. BS Liên cho rằng các cặp đôi nên chọn tư thế phù hợp với mình.
Với người đau vùng cột sống thắt lưng họ rất sợ đau nên có những người họ đã thì thầm với bác sĩ là đang thăng hoa thì đột nhiên bị lên cơn đau, sau đó họ dần sợ chuyện ấy.
BS Liên cho rằng người bệnh nên tìm tới các bác sĩ để được tư vấn điều trị. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bài tập giảm đau vùng thắt lưng hoặc có thể massager vùng vai gáy trước khi “lâm trận”.
Tần suất quan hệ tình dục phụ thuộc vào ham muốn của các cặp đôi bạn chỉ nên làm theo ham muốn, nhu cầu của mình. Ví dụ ở tuổi trung niên 1 tuần có thể ân ái 1, 2 lần.
Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa về cột sống thắt lưng, không nên tự mua thuốc dùng kể cả thuốc giảm đau hay thuốc hỗ trợ bệnh.
Khánh Chi - Infonet
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Những câu không nên nói với trẻ mà các bậc cha mẹ cần lưu ý Thứ Năm, 10/08/2023, 13:00
- Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì? Biểu hiện và cách vượt qua Thứ Năm, 10/08/2023, 13:00
- Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý & Cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ Thứ Năm, 10/08/2023, 13:00
- Các loại thuốc chống trầm cảm và những lưu ý thận trọng khi dùng Thứ Năm, 10/08/2023, 12:00
- Tampon là gì? Cách sử dụng và lưu ý khi dùng như thế nào? Thứ Năm, 10/08/2023, 12:00
- Trầm cảm cười: Hội chứng tâm lý thường gặp nhưng ít người biết Thứ Hai, 07/08/2023, 14:00
- Trẻ chậm nói có phải kém thông minh? Chuyên gia giải đáp Thứ Hai, 07/08/2023, 14:00
- Peer Pressure – Áp lực đồng trang lứa và cách vượt qua Thứ Hai, 07/08/2023, 13:00
- Phụ nữ mang thai uống vitamin E có an toàn không? Thứ Hai, 07/08/2023, 12:00
- Những thức ăn bà bầu nên tránh để bảo vệ sức khỏe mẹ và con Thứ Hai, 07/08/2023, 12:00
- Những vi chất nên bổ sung để hạn chế 'khủng hoảng' tiền mãn kinh Thứ Năm, 03/08/2023, 15:00
- 7 cách để giảm chướng bụng, đầy hơi kỳ kinh nguyệt Thứ Năm, 03/08/2023, 14:00