Bí quyết giữ vùng kín khoẻ mạnh Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Mùi nơi vùng kín có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục, làm chị em cảm thấy không thoải mái còn các anh thì e ngại khi ở gần. Tuy nhiên, mùi đặc trưng không nhất thiết là một sự viêm nhiễm nào đó mà đó là do ảnh hưởng của chu kỳ kinh.
Làm gì khi vùng kín có mùi?
Nhiều phụ nữ tin rằng mùi khó chịu nơi vùng kín là hậu quả của vệ sinh cá nhân kém. Nhưng vệ sinh khu vực này thái quá sẽ chỉ làm tình trạng thêm tệ hơn.
Điều đầu tiên nên làm là trả lại độ axit và sự cân bằng tự nhiên cho vùng âm đạo. Tu nhiên không nên dùng kháng sinh để khôi phục lại môi trường lý tưởng nơi vùng kín vì nó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Khôi phục lại độ cân bằng của âm đạo như thế nào?
Trong âm đạo có chứa một lượng lớn các siêu vi có lợi trong đó lactobacili có chức năng chính bảo vệ âm đạo với trách nhiệm duy trì mức axit hợp lý.
Rửa âm đạo thường xuyên sẽ làm tăng độ kiềm, cản trở sự điều tiết tự nhiên của âm đạo nên dễ gây ra các bệnh viêm nhiễm âm đạo và mùi khó chịu.
Vậy nên không rửa vùng kín quá kỹ khi mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm âm đạo vì chỉ làm các vi khuẩn gây bệnh tăng lên nhanh chóng, gây mùi tanh hôi khó chịu ở vùng kín.
Nguyên nhân của vùng kín có mùi?
Ngoài việc rửa vùng kín quá kỹ thì việc mặc quần chật bó sát, hay thụt rửa âm đạo và dùng những hoá chất rửa như xà phòng diệt khuẩn, nước tắm tạo hương thơm cũng có thể gây viêm nhiễm âm đạo.
Dùng thuốc tránh thai hoặc đặt vật lạ trong âm đạo cũng có thể là nguyên nhân gây mùi khó chịu và các bệnh đường âm đạo.
Quan hệ qua đường âm đạo và hậu môn xen kẽ nhau cùng một lần cũng có thể gây viêm nhiễm âm đạo và mùi khó chịu.
Hết “mùi” nơi “vùng kín”
Dùng băng vệ sinh hàng ngày và thay thường xuyên.
Tránh thụt rửa âm đạo vì có thể phá vỡ độ cân bằng axit thông thường gây nên các bệnh vùng âm đạo.
Chế độ ăn uống khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi có thể hạn chế được mùi khó chịu và bệnh viêm nhiễm mà không cần dùng thuốc.
Nếu bị viêm nhiễm âm đạo, tránh mặc quần lót chật vì có thể gây sưng tấy vùng bị viêm nhiễm, làm tăng mùi khó chịu ở âm đạo. Nên mặc quần chất liệu cotton là tốt nhất.
Sau thời gian điều trị vẫn không thấy bệnh tiến triển tốt, nên đi khám để phát hiện sớm những bệnh có thể mắc như ung thư cổ tử cung hay ung thư âm đạo, viêm nhiễm vùng xương chậu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục…
Với phụ nữ sau khi quan hệ nên đi tiểu. Việc tiểu tiện sau khi quan hệ giúp thải loại và đẩy lùi các vi khuẩn có hại ra ngoài.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00