Giao diện tiếp cận

Bệnh phụ khoa: Khi nào nên đi khám bệnh? Thứ Tư, 15/05/2024, 00:00

Bệnh phụ khoa: Khi nào nên đi khám bệnh?

(Ảnh: internet)

Bệnh phụ khoa là tình trạng bệnh lý hay gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của các bạn nữ, thậm chí còn có nguy cơ cao gây vô sinh và ung thư cổ tử cung. Vậy khi nào thì cần đi khám bệnh? Sau đây là những gợi ý và một số thông tin để bạn tham khảo


 

1. Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa là việc thăm khám tổng quát và chi tiết cơ quan sinh dục nữ bên ngoài và bên trong như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng…, bao gồm cả hai ngực (vú) nhằm phát hiện những vấn đề bất thường về sức khỏe sinh sản ở nữ giới.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm kiểm tra như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo, siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo, hoặc một số xét nghiệm khác khi cần thiết.

2. Khi nào cần khám phụ khoa?

Khác với nam giới, cơ quan sinh dục nữ có giải phẫu sinh lý phức tạp hơn nên cần được quan tâm đúng mức. Đa số các trường hợp đi khám phụ khoa là khi bộ phận sinh sản có dấu hiệu bất thường hoặc kết hôn lâu năm mà chưa sinh được con. Sau đây là những khuyến cáo của các chuyên gia về sức khỏe sinh sản:

- Khám phụ khoa định kỳ: Theo khuyến cáo, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nên đi khám phụ khoa theo định kỳ, cứ mỗi 6 tháng đi khám một lần để phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời các vấn đề nếu có. Nhờ đó có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Khi đi khám, chị em được cung cấp thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản, được hướng dẫn biện pháp phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tránh thai an toàn,...

- Những mốc thời gian quan trọng mà phụ nữ cần phải đi khám phụ khoa:

  • Trước khi kết hôn: trong cuộc sống hôn nhân, sức khỏe sinh sản giữ vai trò rất quan trọng. Việc thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân có thể giúp loại trừ các vấn đề bệnh lý viêm nhiễm hay các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sinh sản cũng như cuộc sống vợ chồng.
  • Trước khi có ý định mang thai: nhằm giúp phát hiện điều trị kịp thời các vấn đề từ bộ phận sinh dục từ người mẹ để tránh lây nhiễm cho trẻ trong bụng mẹ, đảm bảo sức khỏe thai kỳ cho cả mẹ và bé, tránh những biến chứng sau này.
  • Khi vùng kín có dấu hiệu bất thường như ngứa, đau rát, đau khi hoặc sau khi quan hệ, ra nhiều khí hư có mùi với màu bất thường, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt,...

3. Một số lưu ý chuẩn bị trước khi đi khám phụ khoa

- Trước khi đi khám cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước sạch, không nên sử dụng dung dịch vệ sinh, các loại thuốc đặt và tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo, tránh quan hệ tình dục trong vòng 48 giờ (2 ngày) trước khi đi khám vì có thể làm thay đổi môi trường âm đạo cũng như các vi khuẩn hay nấm ký sinh ở vùng kín, có thể dẫn tới việc nhầm lẫn trong chẩn đoán do kết quả xét nghiệm không chính xác.

- Theo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ chuyên ngành phụ sản, thời điểm đi khám hợp lý nhất là sau khi sạch kinh từ 3 - 5 ngày.

- Không đi khám phụ khoa vào những thời điểm:

  • Trong những ngày hành kinh: máu kinh chảy ồ ạt, niêm mạc tử cung bong tróc nên sẽ rất khó quan sát cũng như khó lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm. Trong những ngày này, cổ tử cung sẽ mở rộng đi kèm môi trường ứ đọng máu kinh, nếu thăm khám có thể gây nhiễm khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh.
  • Giai đoạn rụng trứng: việc lấy bệnh phẩm vào thời điểm xung quanh ngày rụng trứng cũng sẽ khó khăn, dịch âm đạo sinh lý ra nhiều rất dễ có thể chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác.
  • Ở giai đoạn cuối của chu kỳ kinh, lúc này, lớp nội mạc tử cung sẽ tăng sinh rất dày để chuẩn bị cho một chu kỳ kinh mới. Do đó, việc quan sát đánh giá thành tử cung và lòng tử cung qua siêu âm sẽ trở nên khó khăn.

- Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích, ăn đồ ngọt hoặc nhiều dầu mỡ trước khi đi khám vì có thể làm tăng nhiệt độ tại cơ quan sinh dục, khiến âm đạo tăng tiết dịch tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn bình thường khiến xét nghiệm kiểm tra không chính xác.

- Nên mặc quần áo rộng rãi thoải mái, và thuận tiện nhất cho việc thăm khám vùng kín. Cần thả lỏng tinh thần, tâm lý thoải mái để quá trình thăm khám được dễ dàng hơn.

- Nên tìm hiểu, lựa chọn cơ sở khám bệnh chuyên khoa có uy tín, chất lượng với đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn nghiệp vụ cao với nhiều năm kinh nghiệm., và chuẩn bị kinh phí cho việc này.

4. Khám phụ khoa gồm khám những gì?

- Khám lâm sàng nội khoa và phụ sản, gồm:

  • Khám tổng quát: để giúp định hướng chẩn đoán nguyên nhân đồng thời hỗ trợ thông tin cho việc chẩn đoán và điều trị khi cần thiết.
  • Khám bộ phận sinh dục: khám đầy đủ các cơ quan sinh dục trên (vùng ngực, hai bên vú, bộ phận sinh dục dưới để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó có định hướng cho việc chỉ định các xét nghiệm cần thiết.
  • Khám vùng bụng: phát hiện bệnh lý của ổ bụng và của các cơ quan trong ổ bụng có thể là nguy cơ gây nên các vấn đề về sinh sản.
  • Khám trực tràng: chủ yếu kiểm tra vùng cơ giữa âm đạo với hậu môn nhằm phát hiện các khối u hay các vấn đề bệnh lý khác gây ảnh hưởng đến vùng bộ phận sinh dục.

- Một số xét nghiệm: tùy theo kết quả khám lâm sàng và tiền sử người đến khám, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm như:

  • Soi tươi dịch âm đạo: là kỹ thuật phổ biến, thực hiện đơn giản và cho kết quả nhanh về tình trạng viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn, nấm (Candida albicans), ký sinh trùng (trùng roi âm đạo - Trichomonas vaginalis),…
  • Xét nghiệm Pap smear: còn gọi là phết tế bào cổ tử cung, là xét nghiệm tế bào học dùng để tầm soát và phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi 21-29 tuổi nên lặp lại xét nghiệm Pap smear mỗi 3 năm 1 lần. Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV sẽ quyết định bao lâu nên làm lại xét nghiệm Pap smear.
  • Xét nghiệm HPV: giúp tầm soát và phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, thường được chỉ định cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên đi kèm với xét nghiệm Pap smear.
  • Xét nghiệm nội tiết tố nữ: để xem xét chỉ số các hormone sinh dục nữ (progesterone, estradiol, prolactin, LH và FSH) với mục đích theo dõi và đánh giá sức khỏe sinh sản, khả năng mang thai cũng như chất lượng đời sống tình dục của người phụ nữ. Thông qua xét nghiệm này có thể phát hiện sớm tình trạng rối loạn hoặc thay đổi nội tiết tố, từ đó có hướng điều trị kịp thời.
  • Soi cổ tử cung: là thủ thuật dùng để quan sát vùng cổ tử cung, được phối hợp với các kỹ thuật xét nghiệm khác như soi tươi, nuôi cấy, nhuộm trực tiếp… nhằm phát hiện các bệnh lý ở đường sinh dục nữ. Dựa vào kết quả soi cổ tử cung bác sĩ sẽ phát hiện những bất thường của cổ tử cung, kết hợp với các triệu chứng đang có để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị thích hợp.
  • Siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm bụng: giúp đánh giá tử cung và buồng trứng, ngoài ra giúp phát hiện những bất thường ở tiểu khung và phần phụ để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Tuy nhiên, siêu âm đầu dò âm đạo chỉ được áp dụng cho những phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã có quan hệ tình dục, không thực hiện ở những chị em chưa quan hệ tình dục để tránh ảnh hưởng đến màng trinh.
  • Siêu âm vú: là phương pháp sử dụng sóng âm tần số cao để dựng hình ảnh cấu trúc bên trong vú, thường được chỉ định trong trường hợp cần khảo sát thêm bản chất tổn thương ở vú sờ được trên lâm sàng hoặc có các triệu chứng liên quan ở vú.
  • Chụp nhũ ảnh tuyến vú (X-quang tuyến vú): là kỹ thuật áp dụng trong tầm soát ung thư vú và phát hiện các bệnh lý ở tuyến vú. Bác sĩ thường chỉ định chụp nhũ ảnh để tầm soát đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên có các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú.
  • Xét nghiệm CA-125 (cancer antigen 125): CA-125 là một loại protein giữ vai trò như một chất chỉ điểm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao với các khối u. Khi có sự hiện diện của tế bào ung thư buồng trứng, nồng độ CA-125 sẽ cao hơn bình thường. 

TSBT tổng hợp

Nguồn: tamanhhospital.vn; vinmec.com

Lượt xem: 465

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 8
Lượt truy cập: 35140274

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik