Bệnh lậu ở nam khác gì bệnh lậu ở nữ? Thứ Ba, 13/06/2023, 00:00
Ở điều kiện sinh lý bình thường, giữa nam và nữ có sự khác biệt về giải phẫu ở đường niệu đạo. Niệu đạo của nữ giới ngắn hơn so với nam giới, nên bệnh lậu ít rầm rộ hơn. Về triệu chứng, bệnh lậu ở nam và nữ có khác nhau, do niệu đạo của nam giới dài, giai đoạn cấp tính lậu ở nam giới có tính chất rầm rộ, còn ở nữ thì âm thầm, dễ bị bỏ qua.
1. Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là một bệnh xã hội khá phổ biến hiện nay, gây ra bởi vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung người phụ nữ; mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới. Bệnh lậu có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng, lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở cả nam nữ trong độ tuổi sinh sản.
Vậy bệnh lậu lây qua đường nào? Vi khuẩn lậu lây truyền từ cơ thể người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con qua sinh nở, thông qua lây truyền gián tiếp.
- Lây truyền qua đường tình dục: Đây là nguyên nhân chính lây truyền bệnh lậu, có khoảng 90% số ca mắc bệnh lậu là do quan hệ tình dục không an toàn. Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh lậu nếu có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, đặc biệt là quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đồng tính và luyến tính...
- Lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ mắc bệnh lậu có thể lây truyền cho con qua đường sinh thường. Khi chuyển dạ, thai nhi đi theo ống sinh ra ngoài, tiếp xúc với vi khuẩn ở âm đạo của người mẹ, nên dễ bị lây bệnh.
- Lây qua đường truyền máu: Vi khuẩn lậu tồn tại trong máu của người nhiễm bệnh. Trường hợp bạn nhận máu từ người bệnh hoặc sử dụng chung kim tiêm với người mắc bệnh lậu thì khả năng bạn bị nhiễm bệnh là rất cao.
- Lây truyền gián tiếp: Vi khuẩn lậu sẽ lây truyền từ người này sang người khác thông qua các tiếp xúc gián tiếp như sử dụng chung vật dụng cá nhân, mặc chung quần áo,... Tuy nhiên, vi khuẩn lậu là một vi khuẩn rất yếu, sẽ nhanh chóng chết khi ra ngoài cơ thể nên con đường lây truyền gián tiếp của vi khuẩn lậu thường hiếm gặp hơn.
2. Bệnh lậu ở nam khác gì bệnh lậu ở nữ?
Về triệu chứng, bệnh lậu ở nam và nữ có khác nhau, do niệu đạo của nam giới dài nên ở giai đoạn cấp tính bệnh lậu nam giới có tính chất rầm rộ, còn nữ thì âm thầm dễ bỏ qua, vì thế là nguồn lây nhiễm rất đáng lo ngại.
2.1. Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới
Biểu hiện của bệnh lậu xuất hiện rõ rệt ở 90% nam giới trong giai đoạn đầu. Một số triệu chứng bệnh lậu ở nam giới:
- Chảy mủ ở dương vật, mủ có màu vàng: Nhiễm trùng càng nặng thì chảy mủ càng nhiều.
- Tiểu tiện bất thường: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác đau buốt và nóng rát khi tiểu tiện.
- Viêm mào tinh hoàn: Đối với những nam giới không xuất hiện các triệu chứng bệnh lậu ban đầu thì khi vi khuẩn lậu lan sang các vùng da xung quanh như bìu và tinh hoàn nên sẽ gây ra viêm mào tinh hoàn.
- Đau hoặc sưng ở lỗ niệu đạo do niệu đạo bị viêm; xuất tinh ra máu.
- Ngoài ra, bệnh lậu ở nam giới còn khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức, sốt nhẹ, nổi hạch bẹn, ăn uống không ngon miệng nên dễ dẫn tới sụt cân, mất cân bằng trong cuộc sống.
2.2. Biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới
Bệnh lậu ở nữ giới khác với nam giới. Vậy nhận biết bệnh lậu ở nữ giới như thế nào? Ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới âm thầm, không rõ, theo thống kê có khoảng 97% số ca không có triệu chứng, 3% còn lại mới có triệu chứng nhẹ thoáng qua. Một số triệu chứng xuất hiện nếu có thường bị nhầm lẫn với viêm nhiễm phụ khoa hoặc nhiễm trùng bàng quang.
Chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng mới xuất hiện các triệu chứng như:
- Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, có màu trắng, khí hư mùi hôi tanh khó chịu.
- Lỗ niệu đạo có màu đỏ.
- Tiểu nhiều, cảm giác nóng rát, buốt khi tiểu tiện.
- Ra máu âm đạo dù không phải trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Đau bụng, đau lưng, đau ở vùng chậu, đặc biệt là đau khi quan hệ tình dục.
- Khi đi khám sẽ thấy cổ tử cung phù nề, sưng đỏ, chảy mủ và chảy máu.
- Bệnh lậu ở nữ giới có thể bị sốt.
3. Phòng ngừa bệnh lậu
Biến chứng bệnh lậu nam giới có thể gặp phải là viêm cơ quan sinh dục như: tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh... dẫn đến gây vô sinh nam. Biến chứng do bệnh lậu thường gặp ở phụ nữ bao gồm: viêm hậu môn, viêm khớp, viêm màng não, thai ngoài tử cung, vô sinh nữ... Do vậy, việc phòng ngừa bệnh lậu là rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm trên.
Theo đó, để phòng ngừa bệnh lậu, cả nam và nữ cần:
- Dùng bao cao su, đây được xem là phương tiện duy nhất để phòng bệnh lậu, tuy nhiên đó chưa phải là phương pháp an toàn tuyệt đối.
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình duy nhất.
- Nếu không có mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài cần tự bảo vệ cách thực hành tình dục như một thông lệ.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là các vật dụng ở trong khách sạn, nhà nghỉ, nhà tắm công cộng....
- Để phòng ngừa bệnh lậu lây truyền từ mẹ sang con, chị em cần chú ý khám sức khỏe phụ khoa trước khi mang thai và trước khi sinh.
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp cơ thể duy trì sức khỏe và khả năng đề kháng vi khuẩn.
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất mỗi năm một lần, đối với người có xu hướng quan hệ tình dục không an toàn cần đi khám định kỳ 6 tháng một lần.
Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội dành cho cả nam và nữ mọi lứa tuổi; những người có yếu tố nguy cơ như quan hệ tình dục không an toàn, xăm mình hoặc tiêm chích ma tuý, là người bệnh phải truyền máu hoặc các sản phẩm của máu; người làm một số nghề nghiệp có yếu tố nguy cơ như: nhân viên y tế, thợ cắt tóc, thợ xăm hình,...; người có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh lý xã hội cần thăm khám.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
Các tin khác
- SÙI MÀO GÀ ÂM ĐẠO GÂY RA NGUY HIỂM GÌ - CÂU TRẢ LỜI CHI TIẾT CỦA BÁC SĨ Thứ Hai, 29/05/2023, 14:00
- Khi tiêm ngừa HPV cần lưu ý điều gì? Thứ Năm, 18/05/2023, 15:00
- Các dấu hiệu của bệnh tình dục không thể bỏ qua Thứ Ba, 16/05/2023, 00:00
- Những dấu hiệu các bệnh lây qua đường tình dục thường gặp Thứ Ba, 16/05/2023, 00:00
- Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục Thứ Ba, 16/05/2023, 00:00
- Bệnh tình dục ở miệng và những nguy hiểm tiềm ẩn Thứ Ba, 16/05/2023, 00:00
- Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục phổ biến hiện nay Thứ Ba, 16/05/2023, 00:00
- Ra khí hư lẫn máu sau khi quan hệ có đáng lo ngại không? Thứ Hai, 15/05/2023, 17:00
- Các bệnh xã hội lây qua đường tình dục phổ biến ở nữ giới Thứ Sáu, 12/05/2023, 00:00
- Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có sao không? Thứ Năm, 27/04/2023, 16:00
- Thủ dâm có mất trinh không và những lưu ý bạn gái cần biết Thứ Hai, 24/04/2023, 14:00
- Lâu ngày không xuất tinh có sao không và cách xử lý an toàn Thứ Tư, 05/04/2023, 00:00