Bệnh cúm và phụ nữ mang thai Thứ Sáu, 23/05/2014, 00:00
Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do vi rút gây ra. Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như nước ta, bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác, qua các hạt bụi nước nhỏ có chứa vi rút do người bị bệnh ho hay hắt hơi hay có thể lây do tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, tiếp xúc với đồ vật có vi rút. Vì vậy, nhiều bạn gái khi mới mang thai lần đầu thường băn khoăn, lo lắng không biết việc bị cúm có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của mình và em bé không?
- Các kháng thể cúm của mẹ lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai.
- Sự hiện diện của những chất liệu gen của vi rút cúm.
- Thân nhiệt của mẹ tăng cao.
- Các thuốc trị cúm có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
Mùa cưới thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, vì vậy dù bạn bắt đầu có thai vào thời gian nào cũng dễ rơi vào mùa cúm. Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn có thể tiêm vacxin phòng cúm. Xét về hiệu quả, tuy chưa được khẳng định hoàn toàn, song thực tế cho thấy hiện chưa có biện pháp dự phòng cúm nào cho người mang thai tốt hơn vacxin. Xét về nguy cơ, vacxin cúm đã được chứng minh là vô hại. Thai phụ sau khi tiêm có thể hơi đau chỗ tiêm hoặc đau cơ, sốt và rét run, nhưng các triệu chứng này rất hiếm gặp. Những phản ứng dị ứng có liên quan tới thành phần albumin trong khâu sản xuất vacxin cũng hiếm và có thể phòng ngừa bằng cách tuân thủ các quy định về chống chỉ định tiêm phòng. Trên thực tế, nếu có tiền sử dị ứng với vacxin cúm hoặc với các thành phần trong khâu sản xuất vacxin như lòng trắng trứng, một số kháng sinh và chất bảo quản thì không nên tiêm. Nói chung, người ta khuyên nên tiêm phòng vacxin cúm cho phụ nữ mang thai hoặc có khả năng mang thai khi nguy cơ lây nhiễm cao. Phát ngôn viên Bộ Y tế Australia Neil Branch cho biết việc tiêm phòng vacxin cúm rất an toàn và có lợi ích lớn hơn nhiều so với rủi ro có thể có: "Không có bằng chứng gì về nguy cơ gây dị tật hay các tổn hại khác (của vaccine phòng cúm) đối với thai nhi". Các bạn có thể đến các Trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được tiêm phòng vacxin cúm.
Trong trường hợp bạn bị cúm, cách điều trị chủ yếu là nâng cao sức đề kháng (tăng cường dinh dưỡng, vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B...), chờ bệnh lui, kết hợp dùng một số thuốc chữa triệu chứng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai không được tự dùng thuốc mà nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Ngọc Trang (Biên tập)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
- Phụ nữ cần chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai Thứ Ba, 07/05/2024, 00:00
- Bà bầu có thể làm gì để sinh thường? 6 lời khuyên cần thiết cho tam cá nguyệt thứ ba Thứ Sáu, 03/05/2024, 00:00
- Cách đối phó với sự lo âu khi mang thai Thứ Sáu, 15/03/2024, 13:00
Các tin khác
- Quan hệ tình dục khi mang thai Thứ Tư, 21/05/2014, 00:00
- Những dấu hiệu cho thấy bạn có thai Thứ Tư, 07/05/2014, 00:00
- Quan hệ tình dục ở phụ nữ trong thời kỳ có thai Thứ Bẩy, 03/05/2014, 00:00
- Cách tính tuổi thai thông thường và của bác sỹ Thứ Hai, 21/04/2014, 00:00
- Lựa chọn thời điểm thụ thai và sinh nở Thứ Ba, 08/04/2014, 00:00
- Sự phát triển của bào thai Thứ Tư, 12/03/2014, 00:00
- Quá trình thụ thai Thứ Ba, 11/03/2014, 00:00
- Trứng và khả năng thụ thai Thứ Hai, 10/03/2014, 00:00
- Tinh trùng và khả năng thụ thai Chủ Nhật, 09/03/2014, 00:00
- Những điều cần biết về ốm nghén khi mang thai Thứ Năm, 06/03/2014, 00:00