“Bạo lực gia đình trên cơ sở xu hướng tình dục và bản dạng giới” Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Đại diện ban tổ chức trả lời thắc mắc của các đại biểu tại hội thảo
tamsubantre.org - Nếu như trước đây, người ta mới chỉ biết đến khái niệm bạo lực gia đình dựa trên sự bất bình đẳng giới, giữa nam và nữ thì bây giờ, người ta bắt đầu làm quen với một khái niệm hoàn toàn mới mẻ và cũng chứa đựng nhiều thách thức là: “Bạo lực gia đình trên cơ sở xu hướng tình dục và bản dạng giới”.
Đây cũng chính là tên của một hội thảo được tổ chức dưới dự phối hợp của ba trung tâm đi đầu trong việc nghiên cứu và đấu tranh cho quyền của cộng đồng LGBTT (đồng tính nam, đồng tính nữ, người lưỡng tính luyến ái, người chuyển giới và người chuyển giới tính) là Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và Dân số (CCIHP), Viện nghiên cứu Kinh tế- Xã hội và Môi trường (Isee) và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (Csaga) vào ngày 17 tháng 8 năm 2011 tại Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là hoạt động nhận được sự ủng hộ của Mạng lưới Phòng, chống Bạo lực gia đình (DOVIPNET) và Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam (VUSTA).
Còn đó những hiểu lầm
Nhưng thực tế thì đồng tính không phải là sự lựa chọn nên không thể bị dụ dỗ, không thể lây và cũng không phải là thích thì trở thành người đồng tính còn nếu không thích thì dừng lại. Không ai có thể chọn làm người đồng tính cũng như không ai có thể quyết định rằng tôi sẽ là người dị tính.
Thêm vào đó thì cộng đồng người đồng tính luôn chỉ chiếm từ 3-5% dân số nên dĩ nhiên cũng sẽ không có chuyện “giống loài sẽ lâm nguy nếu chúng ta ủng hộ việc đòi quyền lợi cho người đồng tính”.
Chính vì thế mà không chỉ cộng đồng LGBTT bị kì thị và phân biệt đối xử mà thậm chí là cha mẹ, người thân và bạn bè của họ cũng cùng chung hoàn cảnh. Điều này lí giải vì sao rất nhiều bậc phụ huynh khi biết rằng con mình là người đồng tính thì ngoài việc lo lắng rằng nó sẽ bị xã hội kì thị, sẽ không có con để nương tựa khi về già thì còn có thêm mối lo là cả gia đình mình sẽ bị nhòm ngó, bị tẩy chay. “Điều này lí giải vì sao mà nhiều ông bố, bà mẹ sau khi được con cái come out (lộ diện) thì đã yêu cầu con mình phải giấu kín với những người xung quanh, hàng xóm, họ hàng”, ông Lê Quang Bình lí giải lí do vì sao có nhiều bạn đồng tính vẫn phải che giấu cho dù đã come out với cha mẹ của mình.
Với những nguyên nhân sâu xa trên, bạo lực gia đình trên cơ sở xu hướng tình dục và bản dạng giới là một trong những vấn nạn của cộng đồng LGBT và nó đang ở mức báo động. Chính vì thế mà trong cộng đồng LGBTTthì có đến 32,44 % sống hoàn toàn bí mật; 34,81% người đồng tính sống gần như là bí mật; 24,96% ở trong trạng thái lúc thì bí mật, lúc thì công khai, chỉ có một số rất nhỏ 2,49% là công khai xu hướng tình dục của mình và một số khác thì được gần như là công khai là 5,31 (nguồn: Báo cáo của ông Lê Quang Bình, iSEE)
Đôi dòng bàn luận
Không chỉ tại Việt Nam, những nghiên cứu trên thế giới cũng đưa ra những con số báo động về tình hình bạo lực gia đình với người LGBTT. Tại Mỹ, các số liệu thống kê từ những thâp kỉ 90 của thế kỷ XX cho thấy bạo lực gia đình đối với nhóm LGBTT chiếm tới 25-33% (Theo Tạp chí của Hiệp hội Luật gia Mỹ, năm 1998). Và hàng năm có khoảng 50 000 đến 100 000 đồng tính nữ và khỏang 500 000 đồng tính nam là nạn nhân của bạo lực (Murphy, 1995). Và hiện nay, việc LGBTT là nạn nhân của bạo lực gia đình ở Việt Nam dường như được nhiều bậc phụ huynh coi là “việc đúng đắn cần phải làm để giúp nó đi đúng hướng” chứ không phải là việc gây tổn thương nặng nề về thể xác, tinh thần đối với con cái họ.
Có thể những ý kiến trái chiều trong Hội thảo này đã khiến nhiều người cảm thấy lạc hậu và gây nên nỗi bức xúc nho nhỏ nhưng nó nói lên rằng vẫn còn rất nhiều người có những cái nhìn chưa chính xác về LGBTT và điều này ít nhiều gây ảnh hưởng tới việc tham gia đấu tranh đòi quyền lợi cho họ.
T.N, một thành viên của CCIHP, cũng là người trong giới chia sẻ: “Cái may mắn là chỉ trong những hội nghị như thế này, người ta mới nói lên tất cả thắc mắc và suy nghĩ của mình và từ đó mà chúng ta mới biết là ở đâu đang thiếu thông tin, ai đang thiếu thông tin và làm thế nào để cung cấp được thông tin cho họ”.
Một vấn đề nổi cộm khác cũng được đề cập đến trong hội thảo là “Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng LGBTT và giúp họ chống lại việc là nạn nhân của bạo lực gia đình?”.
Bà Nguyễn Vân Anh (Csaga) bày tỏ: “Tôi đã từng được xem một clip được quay bằng máy quay tự động ở các sân ga, tàu điện của cảnh sát để hỗ trợ việc chống người đồng tính bị bạo hành của Đan Mạch. Và họ dường như ngay lập tức tới hỗ trợ người đàn ông đồng tính bị một số người khác đánh đập dã man với lí do “Vì mày là người đồng tính”. Rất nhiều nước khác đã có bộ luật riêng nhằm đảm bảo quyền lợi của người đồng tính nhưng ở Việt Nam thì chưa”.
Bà Hoàng Tú Anh cũng chia sẻ rằng: “Hiện nay chúng ta cũng chỉ mới dựa vào những quy định chung để từ đó áp dụng vào những trường hợp cụ thể. Và điều này không phải lúc nào cũng thuận lợi”.
Chính vì thế, việc ra đời một bộ luật nhằm giúp đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người đồng tính và chống bạo lực gia đình dành cho họ là một điều rất cấp thiết. Và với việc một số nhà lập sách tham gia hội thảo ngày hôm ấy, hy vọng rằng điều này sẽ sớm được thực hiện nhằm mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng LGBTT.
Việt Loan
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00