Bà bầu và nỗi buồn ''chân cột đình'' Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Hầu như mẹ bầu nào cũng than phiền về triệu chứng chân phù nề khi bầu bí.
Đa số các bà bầu đều gặp phải hiện tượng chân to hơn bình thường rất nhiều trong quá trình mang thai đặc biệt những tháng cuối và đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường.
Vì sao bầu bí chân lại sưng phù?
Như bạn đã biết, khi mang thai không chỉ có bụng của bạn to lên mà các bộ phận khác cũng to lên không kém như ngực, chân, mông… Điều này một phần là do quá trình tăng cân khi mang thai và hiện tượng tích nước dư thừa trong cơ thể (hay còn gọi là hiện tượng phù). Để giảm thiểu hiện tượng này, bạn hãy thường xuyên ngâm chân trong nước mát và tránh đứng một chỗ quá lâu.
Nhưng cũng còn một lý do khác khiến chân bạn sưng to lên trong thời gian mang thai. Một loại hormone mang tên relaxin hoạt động, làm nới lỏng các khớp xung quanh xương chậu để tới lúc lâm bồn, em bé có chỗ để đi xuống ống sinh sản và vào khung xương chậu. Hormone này cũng làm nới lỏng các dây chằng ở bàn chân, gây ra hiện tượng gião xương bàn chân. Thực tế, xương bàn chân không hề to lên mà chỉ là các dây chằng giữ xương với nhau không còn được chặt chẽ như bình thường nữa.
Bạn có thể nhận thấy giày của mình chật hơn khi bước vào giai đoạn thứ hai của thai kỳ và chân có thể tiếp tục tăng kích thước cho đến cuối quá trình mang thai. Hiện tượng sưng chân thường giảm bớt trong vòng một tháng sau khi sinh, nhưng những vết giãn dây chằng thì không thể khôi phục được nên đa phần, chân bà mẹ sau sinh sẽ to hơn chân lúc trước mang thai.
Đa số các bà bầu đều gặp phải hiện tượng chân to hơn bình thường rất nhiều trong quá trình mang thai. (ảnh minh hoạ)
Chiêu giảm hiện tượng sưng phù chân khi mang thai
Khi bị phù nề, việc đầu tiên các chị em nghĩ đến là cách để chữa trị nó. Biết rằng chứng bệnh này không gây hại cho mẹ bầu và thai nhi nhưng những ai đã và đang phải đối phó với nó thì mới hiểu chẳng dễ dàng để chấp nhận nó. Cùng với nhiều triệu chứng như trĩ, đau đầu, đau lưng cộng với bệnh phù nề nữa sẽ khiến chúng ta vô cùng khó chịu. Dưới đây là những phương pháp đơn giản giảm phù nề khi bầu bí:
- Dành thời gian nghỉ ngơi cho đôi chân của bạn bất cứ lúc nào.
- Uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên.
- Nghỉ ngơi và nằm về bên trái của bạn trên giường hoặc trên ghế.
- Duỗi thẳng bàn chân bất cứ khi nào có thể.
- Không đứng thẳng trong một thời gian dài.
- Tập thể dục thường xuyên (đặc biệt là đi bộ và bơi lội).
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
- Massage bàn chân thường xuyên.
- Không tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm chứng phù nề. (ảnh minh hoạ)
‘Mẹo’ che khuyết điểm sưng phù chân
Chắc chắn các mẹ bầu sẽ cảm thấy một chút gì đó ngượng ngùng khi đi làm hoặc đi dạo trên phố với đôi bàn chân ngoại cỡ do sưng phù. Dù biết rằng mọi người sẽ thông cảm với một bà bầu nhưng có lẽ không ai muốn mình trở lên xấu xí như thế. Nếu bạn cũng muốn trở thành một bà bầu quyến rũ, hãy thử những mẹo nhỏ che khuyết điểm này của mình nhé:
- Tìm dép rộng hơn kích cỡ chân của mình.
- Chọn giày bệt để vừa thoải mái, vừa không để lộ đôi bàn chân phù nề.
- Tránh đi giày cao gót.
- Mặc váy bầu để không bị lộ bắp chân cũng như đôi bàn chân sưng phù.
Sưng phù chân tay sẽ giảm bớt khi bạn sinh nở và chỉ biểu hiện rõ rệt ở những tháng cuối thai kỳ, vì vậy bạn đừng nên quá lo lắng. Trong những trường hợp bình thường thì đây còn là dấu hiệu chứng tỏ thai kỳ khỏe mạnh. Bạn nên có một tâm lý lạc quan và chấp nhận hiện tượng này như một điều hiển nhiên khi mang thai, lúc đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái để chấp nhận nó hơn.
Ngân Hà (Tổng hợp)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00