6 thói quen giúp b?n thoát kh? Thứ Hai, 13/08/2007, 14:47
Biết cách chi tiêu sẽ giúp bạn luôn kiểm soát được túi tiền của mình
Trong thực tế, người ta thường chi tiêu nhiều hơn so với mức kiếm được. Đây là “căn bệnh” khá phổ biến và quả không dễ tìm “thuốc chữa”, bởi ai cũng có lý do để phải chi tiêu vượt mức cho phép của ngân sách cá nhân. Làm thế nào để giúp mình tránh khỏi nợ nần, 6 thói quen dưới đây có thể là điều bạn nên tham khảo.
Nếu bạn là một trong những người đang rơi vào tình cảnh “chúa Chổm”, một thực tế bạn cần hiểu rằng, chúng ta sẽ cần tới liều thuốc hơi “khó uống” để có thể thoát ra và trụ vững được cuộc sống không phải vướng bận nợ nần. Như một cách ví von người ta vẫn nói, khi anh đã ở trong một cái hố rồi thì đừng đào sâu thêm nữa. Nếu bạn đã nợ rồi thì hãy ngừng ngay tất cả những hành vi góp phần đưa bạn tới ngai vàng chúa Chổm ấy.
Tuy nhiên mọi thứ trong thực tiễn không đơn giản và dễ dàng như vậy. Trước tiên bạn cần hiểu rõ ràng vấn đề và các căn nguyên sâu xa của nó. Sau đó, cần có một thái độ và hành vi thực sự tận tâm của bạn cũng như các thành viên khác trong gia đình để thay đổi tình trạng khó khăn này.
Chúng ta sẽ không nói tới chuyện tìm tới những thẻ tín dụng có tỉ lệ lãi thấp hơn. Những chiêu thức ấy người ta đã viết mòn cả rồi và chắc chắn mọi người cũng đã hiểu cả.
Bài viết này hướng tới một giải pháp thiết thực đề cập tới vấn đề thay đổi các thói quen và hành vi đã khiến bạn tự đào hố chôn mình ngay từ lúc ban đầu và gợi ý những thói quen tốt để bạn duy trì điều kiện kinh tế ổn định sau khi thoát nợ. Đó là 6 thói quen giúp bạn tránh nợ hiệu quả nhất.
1. Sống dưới mức thu nhập của bạn
Hãy tiêu pha ít hơn mức bạn có thể kiếm được. Điều này xem ra quá cơ bản phải không, ấy thế mà không phải ít người đã không nhớ đến một nguyên lý cốt tử như vậy đâu. Có những người không hề quan tâm tới “cái túi” của mình hoặc đôi khi còn chi tiêu “tới bến” luôn cả ngân quỹ cá nhân nữa kia.
Theo một điều tra gần đây của website Bankrate.com trên nước Mỹ, có tới 53% số người được hỏi đã chi tiêu vượt mức ngân sách của mình. Tuy nhiên, những người đó hầu như “không thấy có cảm giác “tội lỗi” chút nào về tình trạng nợ nần của mình. Vậy đấy, ngân sách cũng là một chiêu thức cho bạn. Chiến lược đúng là hãy sống trong khả năng chi trả của mình. Chỉ riêng ngân sách cá nhân thôi thì chẳng làm được gì, nhất là khi người ta không muốn nghĩ tới nó vì muốn mua một thứ gì đó.
Một chiến lược khác nữa là giảm bớt các chi phí khác trong sinh hoạt. Chẳng hạn nếu nhà bạn rộng bạn có thể cho thuê một phòng và chỉ ở một phòng thôi hoặc chuyển tới sống cùng người thân.
2. Thanh toán triệt để các hoá đơn hàng tháng
Một số người thường có thói quen chỉ thanh toán một phần nào đó các khoản hoá đơn thu nợ theo tháng với lý do tự bào chữa, tháng sau mình sẽ trả gộp tháng đó lẫn phần còn thiếu của tháng trước. Với cách đó, rõ ràng họ đã tự đội thêm cho mình những khoản tiền “chưa biết kiếm đâu ra” và tiếp tục “đào sâu thêm chiếc hố nợ nần”.
Tất nhiên không loại trừ khả năng bạn có thể có những khoản thu nhập không thường xuyên, nhưng với đa số chúng ta, việc thanh toán dứt điểm các hoá đơn thu nợ hàng tháng là điều thực sự cần thiết và sẽ đem lại những hiệu quả không ngờ cho bạn.
3. Có riêng khoản dự trữ phòng sự cố
Bạn nên luôn có một khoản dự trữ riêng phòng khi xảy ra sự cố. Hầu hết các chuyên gia hoạch định tài chính đều khuyến cáo, bạn nên có một khoản tiền mặt tiết kiệm để phòng khi có sự cố cấp thiết xảy ra hoặc khi phải chi tiêu những việc không lường trước.
Khó có thể nhấn mạnh hết tầm quan trọng của khoản dự trữ này trong vai trò một chiến lược tránh nợ dành cho bạn. Khoản dự trữ sẽ giúp bạn luôn trong tư thế chủ động. Cần phải sửa xe đột xuất ư? Nhà có người vào viện ư? Hãy sử dụng khoản dự trữ vào tất cả những việc đó thay vì phải đôn đáo đi “giật tạm” đâu đó. Hay vẫn như trong câu chuyện ví von ở trên, bạn hãy để dành một ít đất lại trên mặt hố để không phải đào thêm nữa.
4. Chỉ dùng thẻ tín dụng khi có kế hoạch cụ thể
Thẻ tín dụng không có tội trong việc làm bạn nợ nần, vì vậy bạn không nhất thiết phải “tuyệt giao” và không sử dụng nó. Trái lại, thẻ tín dụng sẽ là công cụ tuyệt vời giúp bạn đầu tư một khoản nào đó đáng kể cần cho công việc của bạn. Tuy nhiên, chi tiêu bằng thẻ tín dụng phải là chi tiêu nằm trong kế hoạch chứ nhất thiết không được vì bốc đồng, cao hứng.
5. Được cả gia đình cam kết thực hiện các chiến lược tránh nợ
Các kế hoạch chi tiêu dù có hoàn hảo đến mấy thì cũng sẽ thất bại nếu chỉ có bạn cam kết thực hiện. Cần có sự tham gia của tất cả các thành viên khác trong gia đình. Điều này có nghĩa như một phần của quá trình lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược.
Không phải không có những gia đình mà người đầu tàu về tài chính luôn là người quyết định trước rồi các thành viên khác làm theo. Điều này không tránh khỏi những thất bại và làm trầm trọng thêm vấn đề.
6. Cần có những kết quả động viên
Ai cũng thích nhìn thấy những hiệu quả đền đáp từ công việc mình làm. Không ít gia đình chỉ luôn tuân thủ các quy tắc tài chính nhưng không hề tạo ra những phần thưởng mang tính động viên với toàn thể các thành viên vì những việc đã làm được.
Vì thế, lời khuyên ở đây là bạn nên xây dựng cả cơ cấu phần thưởng cho việc thực hiện các chiến lược tránh nợ. Một kỳ nghỉ cho cả gia đình, một lễ Giáng Sinh thực sự rôm rả, một bữa trưa hay một bữa tối ở nhà hàng ưa thích hoặc có khi chỉ là một tấm thiệp thật đẹp, tất cả đều có thể trở thành phần thưởng vì những nỗ lực chi tiết tiết kiệm, hiệu quả của các thành viên. Tất nhiên, phần thưởng gì đi chăng nữa thì cũng không nên để bạn phải mắc nợ thêm!
Hiểu biết, tận tâm và kiểm soát
Tất nhiên, từng thói quen trên đây đều cho những hiệu quả nhất định, nhưng bạn nên áp dụng tất cả 6 thói quen cùng lúc. Toàn bộ sẽ hiệu quả hơn từng phần.
Nói tóm lại, để tránh xa được tình trạng nợ nần, tất cả những gì bạn cần là sự hiểu biết, tinh thần tận tâm và biết kiểm soát. Mọi việc phải bắt đầu từ sự hiểu biết, bạn phải nắm rõ được tình trạng kinh tế của mình và nguyên nhân của nó. Nếu hiểu rõ điều đó, bạn sẽ dễ dàng tạo được tinh thần tận tâm thực hiện, và cùng với sự tận tâm thì bạn sẽ kiểm soát mình hiệu quả hơn.
Dương Kim Thoa (Theo Foxnews.com)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trạng thái cao nhất của cuộc sống hôn nhân: cùng nhau nỗ lực Thứ Hai, 20/05/2024, 00:00
- Nghịch lý của sự quan tâm: Để yên cho người khác được sai Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Cho con làm gì những ngày nghỉ hè? Thứ Năm, 09/05/2024, 13:00
- Trẻ học từ sáng đến tối, phụ huynh cần làm gì để giúp con cân bằng? Thứ Sáu, 03/05/2024, 13:00
- Làm gì khi con cái 'xa cách' quá sớm ngay trong nhà? Thứ Sáu, 03/05/2024, 12:00
- Dạy và phạt con: Nhìn con để sửa mình Thứ Sáu, 03/05/2024, 11:00
- Cha mẹ ly hôn, giao con cho phía nào thì yên tâm? Thứ Năm, 02/05/2024, 14:00
- Tự do trong hôn nhân: Sự tự do vừa vặn Thứ Năm, 02/05/2024, 13:00
- Để nỗi buồn nhẹ hơn Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00
- Những người đàn bà chưa bao giờ bật tiếng thở than Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00
Các tin khác
- Đ? có đ?u tu?n hăng say Thứ Năm, 02/08/2007, 15:20
- L?i khuyên khi s?ng xa nhau Thứ Tư, 25/07/2007, 16:07
- M?i ngày m?t ít Thứ Sáu, 13/07/2007, 09:07
- Th? nào là s? t? tin? Thứ Năm, 05/07/2007, 14:31
- Ngh? thu?t tranh lu?n Thứ Tư, 04/07/2007, 09:27
- T? s? cây xương r?ng Thứ Ba, 03/07/2007, 14:51
- Thay đ?i thái đ? v?i ngư?i khu Thứ Sáu, 22/06/2007, 14:53
- Th? h? c?u v?ng Thứ Sáu, 22/06/2007, 10:41
- Khi b?n v?i v? Thứ Sáu, 15/06/2007, 19:21
- Đ? có h?nh ?nh cơ th? kh?e m?n Thứ Năm, 14/06/2007, 15:09
- Tôi ch? mu?n b?n nghe tôi nói Thứ Hai, 11/06/2007, 19:45
- Chuy?n 4 bà v? Thứ Sáu, 08/06/2007, 19:44