3 loại virus rất nguy hiểm dễ lây truyền khi hôn nhau, các cặp đôi nên đặc biệt đề phòng Thứ Sáu, 06/11/2020, 09:23
Hôn môi là hành động mà bất kì cặp đôi yêu nhau nào cũng đều làm nhưng hãy coi chừng 3 loại virus gây bệnh nguy hiểm có thể dễ dàng lây truyền chỉ qua 1 nụ hôn.
Nụ hôn được xem là khởi đầu của một tình yêu, không chỉ thể hiện tình cảm mà còn tiết lộ một phần nội tâm bên trong và cách 2 người sẽ mặn nồng. Bên cạnh đó, khoa học cũng đã chứng minh, hôn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: đốt cháy calo, giải tỏa căng thẳng, ngăn ngừa lão hóa, phòng bệnh nha khoa, giảm triệu chứng dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm các cơn đau bụng, đau đầu…
Tuy nhiên, đôi khi nụ hôn cũng đem đến những điều rắc rối, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong một nụ hôn, hai bên trao nhau 9ml nước, 0.7mg protein, 0.45mg muối, 0.18mg hợp chất hữu cơ và khoảng 80 triệu vi khuẩn. Trong hàng chục triệu vi khuẩn đó, có 3 loại virus nguy hiểm, thậm chí là có thể gây ung thư rất dễ lây nhiễm qua đường miệng - miệng, trong đó bao gồm cả việc hôn nhau, các cặp đôi nên đề phòng.
1. Virus Epstein-Barr
Virus Epstein-Barr (EBV) còn được gọi là virus herpes ở người loại IV, là một thành viên của chi Lymphophilus thuộc họ Herpesviridae và chủ yếu lây truyền qua nước bọt.
Nó lây lan qua các chất dịch cơ thể giữa người với người, bao gồm cả việc dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân, truyền máu, dùng chung kim tiêm… đặc biệt là cực kỳ dễ lây lan qua nụ hôn. Do đó, bệnh do virus Epstein-Barr còn được gọi là "bệnh hôn".
Loại virus này có thể gây ra các bệnh chết người như ung thư vòm họng, ung thư hạch và ung thư thanh quản.
2. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Nhiễm khuẩn HP được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới, chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Loại nhiễm khuẩn này rất lặng lẽ nên khó phát hiện, nhưng nó là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.
Xác suất lây nhiễm HP của những người trong độ tuổi 20-40 là khá cao (khoảng từ 40-60%), và tỷ lệ nhiễm của người già và trẻ em thậm chí còn cao hơn nữa.
Cách lây truyền chính của HP là lây truyền qua đường miệng - miệng, bao gồm việc dùng chung bát đĩa, mớm cơm, hôn hoặc thậm chí là hít phải giọt bắn khi người bị bệnh hắt hơi... tất cả đều có thể lây truyền virus sang những người xung quanh qua nước bọt!
Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo chúng ta không nên gắp thức ăn cho nhau trong các bữa ăn, không dùng chung dụng cụ ăn uống như bát, thìa, đũa... và đặc biệt với trẻ em là không nên nhai, mớm cơm cho trẻ.
3. Bệnh giang mai
Trên thực tế, dù tiếp xúc với da, niêm mạc bằng hình thức nào với người bệnh giang mai đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh chứ không chỉ tiếp xúc với vùng kín.
Theo thống kê, khoảng 50% bệnh nhân mắc giang mai thứ phát sẽ có tổn thương ở môi, khoang miệng, amidan, niêm mạc họng, các nốt niêm mạc hoặc viêm niêm mạc, niêm mạc nhợt nhạt, niêm mạc sưng tấy và các triệu chứng bất thường khác. Vì vậy, trong trường hợp này, người mắc bệnh giang mai có khả năng lây nhiễm khi hôn người khác.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân giang mai cho trẻ em ăn thức ăn đã được nhai, mớm bởi họ thì cũng có thể truyền bệnh giang mai cho trẻ em. Điều này là bởi vì nếu khoang miệng của người lớn có tổn thương và dịch mô vi trùng, thức ăn cũng có thể chứa vi trùng, giống như tiếp xúc trực tiếp khi hôn và dẫn đến việc nhiễm trùng.
Ngoài 3 loại virus nêu trên, các bệnh như cúm mùa, cảm cúm, các virus thuộc họ coronavirus, mà điển hình nhất là SARS-CoV-2, SARS-CoV, MERS-CoV... và một số bệnh khác đều là những loại virus có thể lây truyền qua đường nước bọt, bao gồm cả việc hôn nhau.
BV ĐKQT Vinmec, Kknews
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
Các tin khác
- Chuyện khó nói: Tại sao con gái lại mọc mụn ở vùng kín? Thứ Sáu, 06/11/2020, 09:11
- 9 bệnh thường gặp vào mùa lũ và giải pháp khắc phục hiệu quả nhất Thứ Sáu, 06/11/2020, 09:04
- Đề phòng bệnh lý tiền sản giật ở phụ nữ mang thai Thứ Hai, 02/11/2020, 19:00
- Bí quyết giúp trẻ thông minh và ngoan ngoãn nhờ những điều ba mẹ dạy trước khi 4 tuổi Thứ Hai, 26/10/2020, 19:00
- 5 thắc mắc về hoãn chu kỳ kinh bằng thuốc tránh thai Thứ Sáu, 23/10/2020, 09:00
- Đồng bào cả nước hướng về "khúc ruột" miền Trung Thứ Ba, 20/10/2020, 19:37
- Cương cứng kéo dài Thứ Sáu, 16/10/2020, 09:06
- Căn bệnh hiếm khiến cơ thể luôn gặp nguy hiểm trước bụi bẩn Thứ Ba, 13/10/2020, 17:09
- Bạn gái bế bụng bầu bên Mạc Văn Khoa Thứ Hai, 12/10/2020, 19:00
- Những cái chết bi thảm của người "không tin" lời nhà tiên tri mù Vanga Thứ Năm, 08/10/2020, 16:00
- Thiên tai khủng khiếp trên thế giới Thứ Năm, 08/10/2020, 14:18
- ‘Đừng đánh mất tuổi thơ của trẻ vì áp lực học Tiếng Việt 1’ Thứ Hai, 05/10/2020, 19:53