3 điều nên thành thật khi khám phụ khoa Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Bạn “khai báo” những gì khi đi khám phụ khoa?
tamsubantre.org - Khi tới phòng khám phụ khoa, bạn có thể giấu bác sĩ nhiều thông tin, nhưng 3 điều dưới đây bạn rất nên thành khẩn “khai báo” để tránh gặp phải những rắc rối về sau.
Đã XXX hay chưa?
XXX hay chưa thì liên quan gì đến việc khám phụ khoa? Không lẽ, nếu đã XXX rồi thì bác sĩ sẽ cư xử khác hay đánh giá sai về bạn? Quan niệm như vậy, không ít bạn gái đã từ chối đi khám phụ khoa mặc dù “cô bé” đang ở tình trạng rắc rối. Thế nhưng, sự thực thì chẳng phải vậy. Đã XXX hay chưa là thông tin cần cung cấp để bác sĩ “biết đường” tiến hành các thủ thuật cho thật chính xác. Bởi vì, thông thường, khi thăm khám âm đạo, các bác sĩ thường đưa một dụng cụ nhỏ vào đó. Thế nên, nếu bạn chưa XXX, bác sĩ sẽ có cách để không làm ảnh hưởng đến màng trinh. Do đó, khi đến phòng khám phụ khoa và nhận được câu hỏi: “Đã từng quan hệ tình dục chưa”, bạn đừng sốc nhé. Hãy cứ thẳng thắn trả lời thôi.
Liệu có phải “khai báo” việc bạn có bạn tình hay không?
Có bạn tình hay không?
Đây cũng là yếu tố bạn cần thành khẩn “khai báo” với bác sĩ. Sự thực, có nhiều mầm bệnh cần phải điều trị cả hai. Đơn giản như nấm chẳng hạn. Nếu bạn là nạn nhân của căn bệnh này, tất nhiên, nửa kia cũng cần phải được uống thuốc chữa trị cùn. Nếu không, khi điều trị khỏi, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tái nhiễm khi có quan hệ tình dục trở lại. Tương tự như vậy, với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn tình của bạn cũng cần được đi khám để kiểm tra xem có mắc bệnh hay không? Dĩ nhiên, việc này không phải với mục đích tìm ra ai là thủ phạm gieo rắc bệnh, mà đơn giản chỉ để trừ bệnh tận gốc mà thôi.
Tình trạng bệnh
Có rất nhiều lý do để ai đó không chịu khai báo tình trạng bệnh của mình khi đi gặp bác sĩ. Người thì cho rằng, nhờ phương pháp soi tươi, mầm bệnh sẽ hiện lên rõ mồn một nên chẳng cần phải “khai báo” làm gì cho xấu hổ. Người lại giấu nhẹm chuyện này chỉ để thử tài bác sĩ... Dù với nguyên nhân gì thì người chịu thiệt thòi trong việc giấu diếm này cũng chỉ là bạn mà thôi. Chẳng hạn, nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy ở “vùng kín” mà không khai báo, bác sĩ thường sẽ không kê thêm thuốc bôi ngoài để giảm cảm giác khó chịu.
Hơn nữa, nếu bạn đã từng chữa bệnh trước đó, điều tất yếu là phải mang theo sổ y bạ. Bác sĩ sẽ nhìn vào đó để biết, bạn đã dùng những loại thuốc nào. Tương tự như vậy, nếu biểu hiện bệnh của bạn tốt hơn hay xấu đi thì cũng cần thông báo để bác sĩ nắm được tiến trình của bệnh. Nếu không, rất có thể, bạn sẽ được kê lại toa thuốc trước đó.
Ngoài những yếu tố kể trên, một điều nữa bạn cần làm khi đi khám phụ khoa là lắng nghe. Có rất nhiều người khi được bác sĩ thông báo tình trạng bệnh đã không tin vào sự thật, thậm chí còn nổi khùng. Điều này là không nên chút nào. Nếu còn hoài nghi, bạn có thể đề nghị bác sĩ giải thích rõ ràng về cơ chế gây bệnh, đừng bao giờ phản đối bằng việc không uống thuốc theo đúng chỉ định, bạn nhé!
Tuyết Mai
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00