“Vợ chồng” sinh viên Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Nửa đêm. Tiếng ầm ĩ, gào khóc của T.H. - cô SV ĐH Ngoại ngữ Hà Nội - làm cả xóm trọ sinh viên làng Phùng Khoang giật mình thức giấc. Có tiếng xì xào: “Chắc nó và thằng chồng hờ lại đánh nhau ấy mà”.
Việc “vợ chồng” sinh viên cơm chẳng lành canh chẳng ngọt diễn ra bằng những trận cãi vã, đánh nhau giờ không phải là chuyện hiếm ở Hà Nội...
Xóm trọ sinh viên nào cũng có!
H. (21 tuổi, SV ĐH Thương mại, Hà Nội) và H.V. (19 tuổi, SV ĐH Ngoại ngữ Hà Nội) quen nhau trong một lần sinh nhật người bạn của H.. Cái nhìn sét đánh đến mối tình sét đánh đã sớm đưa H. và H.V. chuyển về sống cùng với nhau như vợ chồng tại khu trọ Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) mà bố mẹ ở quê không hề hay biết.
Thật ra đó không phải chuyện mới lạ. T.T. (năm 3 ĐH KHXH&NV Hà Nội) khẳng định: “Đến xóm trọ sinh viên nào chẳng có một vài đôi góp gạo sống chung như vậy”. N.A, SV khoa tâm lý, gần như tháng nào cũng lặn lội lên tận Tuyên Quang để chỉ ở chung với người yêu quen trên mạng.
N.A. tâm sự: “Bọn mình cùng quê, yêu nhau đằng nào cũng lấy nhau. Từ lâu mình đã coi anh ấy như chồng mình rồi nên việc ở chung cũng... bình thường mà”.
Bác Huỳnh, sống gần một khu trọ sinh viên Nghĩa Tân (Cầu Giấy) Hà Nội, cho biết: “Một khu trọ không có chủ nhà trọ quản lý thì việc một đôi sinh viên ở chung như vợ chồng không phải là ít”.
Dạo một vòng qua những xóm trọ sinh viên ở Hà Nội, từ Lò Đúc, Từ Liêm đến Phùng Khoang, Nhân Chính, Nghĩa Tân... nơi nào có sinh viên thuê trọ, ai cũng gặp không ít những cặp “vợ chồng” như thế.
Về đâu tình hờ?
Nghe tin Th. - bạn thân cùng quê với tôi - vừa tự tử “trượt” phải vào viện cấp cứu vì mất quá nhiều máu do dùng dao cắt cổ tay. Mẹ Th. ngồi trong phòng cấp cứu sụt sùi: “Khổ quá cháu ơi! Th. nó ngoan ngoãn là thế... vậy mà lại ở chung như vợ chồng với một thằng nghiện”.
M., cô bạn cùng phòng trọ với Th., cho hay: “Th. đã có thai tới tháng thứ năm với N., một SV ĐHNT Hà Nội, vốn là dân chơi Hải Phòng. Khi biết Th. có thai với mình, vậy là suốt ngày N. rủ rê bạn bè về nhà trọ nhậu nhẹt, quậy phá, trác táng. Cuối tháng hết tiền N. lại quay ra đánh đập Th.”. Uất ức quá, Th. đã làm liều...
Còn N.A. bây giờ chỉ còn hối tiếc mối tình Romeo và Juliet với anh chàng người yêu trên mạng trong tủi nhục và nước mắt muộn màng. “Mình đã quá tin tưởng vào hắn... nhưng giờ thì hết rồi”, N.A lén gạt dòng nước mắt đang lăn dài trên khuôn mặt xanh mướt vì cái thai trong bụng đã lùm lùm.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tình trạng nạo phá thai trong giới học sinh sinh viên Việt Nam thuộc hàng “top” của thế giới. Hầu hết những cặp “vợ chồng” sinh viên sống thử như thế thường dẫn đến hậu quả tất yếu là có thai nhưng cũng có những trường hợp đau lòng hơn.
Chẳng hạn Q.A. (năm 2 ĐH Văn hóa Hà Nội) trong một lần sống thử với một sinh viên Quảng Ninh đã bị nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Và cũng không ít sinh viên sống thử mắc các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Và trước mắt, có lẽ sinh viên nào cũng dễ dàng chứng kiến những cặp “vợ chồng” sinh viên “tiền hết - gạo hết - ghen tuông” đâm sinh ra trách móc, hờn dỗi, đánh đập nhau.
T.H. - cô SV ĐH Ngoại ngữ Hà Nội trong quá trình chung sống hay cãi nhau với người bạn của mình. Vậy cô ấy muốn anh ta trở thành chồng của mình và ngược lại anh ta có chấp nhận T.H là vợ hay không? Nếu nhận thấy cuộc sống “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” mà họ vẫn chấp nhận được và quyết định sẽ sống với nhau, rồi cùng nhau cải thiện thì không còn gì phải bàn. Nhưng nếu một trong hai người cảm thấy không thể chấp nhận được người bạn đời như thế và quyết định ra đi. Khi đó chuyện gì sẽ xảy ra? Liệu việc mỗi người nhận ra rằng người kia không thể là một nửa thực sự của mình để chung sống với nhau suốt đời khi chưa kết hôn sẽ tốt hơn hay nhận ra điều đó khi đã kết hôn rồi thì tốt hơn? Câu hỏi này sẽ để mỗi người có câu trả lời theo quan điểm của riêng mình.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00