Viêm lộ tuyến khi mang thai cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và bé Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
iêm lộ tuyến khi mang thai luôn tiềm ẩn những nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu. Nhiều người thắc mắc viêm lộ tuyến có thai được không? Điều trị có khỏi được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả lo lắng này.
1. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 25 đến 45, chúng tiềm ẩn nhiều nguy hại nhưng không liên quan đến ung thư cổ tử cung. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh của phụ nữ. Niêm mạc cổ tử cung bị tổn thương, viêm nhiễm, gây ra nhiều triệu chứng khiến bạn khó chịu
- Bên ngoài của cổ tử cung hoặc phần âm đạo hoặc ống cổ tử cung, chứa các loại tế bào khác nhau. Thông thường, bên trong cổ tử cung chứa các tế bào tuyến mềm hoặc tế bào biểu mô cột. Các bác sĩ gọi các tế bào cứng ở bên ngoài cổ tử cung là các tế bào biểu mô vảy.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung xảy ra khi các tế bào tuyến phát triển ở bên ngoài cổ tử cung. Các bác sĩ gọi khu vực bên ngoài cổ tử cung nơi các tế bào tuyến tiếp xúc với các tế bào biểu mô vảy là vùng biến đổi.
- Các hình ảnh về viêm lộ tuyến cổ tử cung thường xuất hiện mảng đỏ, bề mặt tế bào căng bóng, viêm sưng xung quanh.
2. Viêm lộ tuyến khi mang thai gây ra triệu chứng gì?
Nhiều người mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung không có triệu chứng. Tình trạng viêm ở bên trong cơ quan nên các biểu hiện về lâm sàng gần như không có. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng khi chúng xuất hiện. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
- Đau và chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ
- Đau thắt bụng dưới
- Nặng bụng, áp lực đè lên xương chậu lớn.
- Đau trong hoặc sau khi sàng lọc cổ tử cung
- Chất nhầy có mùi nhẹ
- Điều quan trọng cần lưu ý là bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung không phải là nguyên nhân duy nhất của các triệu chứng này. Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị viêm lộ tuyến hãy nói chuyện với bác sĩ để loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng hơn.
3. Nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai
Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường do mang thai ngoài tử cung. Đây là nguyên nhân chủ yếu và nguy hiểm nhất. Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng có thể bị nghi ngờ:
- Thay đổi nội tiết tố: Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể xảy ra do sự dao động của nồng độ hormone. Nó phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi sinh sản. Những người đã mãn kinh hiếm khi gặp tình trạng này.
- Dùng thuốc tránh thai: uống thuốc tránh thai khẩn cấp hay hàng ngày đều làm thay đổi các hormon sinh sản. Điều này, dẫn đến nguy cơ mắc viêm lộ tuyến.
- Mang thai: Mang thai cũng có thể gây ra tình trạng cổ tử cung do sự thay đổi nồng độ hormone.
- Tuổi: Những người trẻ tuổi đang trải qua tuổi dậy thì có nguy cơ mắc bệnh cổ tử cung cao hơn. Phụ nữ tuổi mãn kinh sau độ tuổi sinh sản nồng độ hormon ổn định nên ít khi bị viêm lộ tuyến.
4. Viêm lộ tuyến có mang thai được không?
Khi bản thân mắc bệnh này, mỗi người phụ nữ đều rất hoang mang. Họ lo lắng về khả năng làm mẹ của mình. Liệu viêm lộ tuyến có thai được không?
Các chuyên gia về sinh sản cho rằng, viêm lộ tuyến vẫn có thai được. Qua thống kê cho thấy, tỷ lệ thụ thai ở những bệnh nhân này có sự thay đổi phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và cơ địa của bệnh nhân.
Viêm lộ vẫn có thai được. Tuy nhiên, tỷ lệ mang thai không cao và tăng nguy cơ chửa ngoài dạ con. Vì vậy, cần có sự can thiệp của y học trong mang thai để an toàn cho cả mẹ và bé.
Khi bị viêm lộ tuyến, vùng kín của bạn sẽ bị thay đổi pH và dịch nhầy nhiều hơn. Điều này làm ngăn cản sự di chuyển và tồn tại của tinh trùng. Tinh trùng không có cơ hội gặp trứng hoặc thời gian sống quá ngắn. Hơn nữa, viêm lộ tuyến cũng ảnh hưởng đến buồng trứng, làm thay đổi sự rụng trứng. Vì vậy, khả năng thụ thai cũng bị giảm đi rất nhiều.
5. Viêm lộ tuyến độ 1 có thai được không?
- Viêm lộ tuyến cần được phát hiện và điều trị nhanh chóng. Chúng có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm, đặc biệt với khả năng sinh sản của bạn. Có tất cả 3 viêm lộ tuyến dưới đây.
- Cấp độ 1: đây là mức độ nhẹ nhất của viêm lộ tuyến cổ tử cung. Chỉ có một phần nhỏ diện tích niêm mạc bị viêm sưng. Ngoài ra vẫn có đau, tiết dịch nhầy có màu và mùi, đau nhẹ khi vận động, chảy máu khi quan hệ,…
- Cấp độ 2: phần viêm lộ tuyến phát triển sâu và rộng hơn. Lúc này bạn thường xuyên thấy ngứa ngáy khó chịu, mọi triệu chứng ở trên rõ ràng và nặng nề hơn.
- Cấp độ 3: hầu như niêm mạc tử cung bị bong tróc và sưng nề. Đây là mức độ nguy kịch nhất. Cần ngăn chặn và điều trị dứt điểm chúng nếu không bạn sẽ hối hận không kịp. Nếu bạn đang mang thai, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: khó sinh, khó chuyển dạ, đẻ non,…hoặc con sinh ra có thể mắc các bệnh liên quan đến da, hô hấp, mắt,…
- Nếu bạn đang mang thai và phát hiện mình bị viêm lộ tuyến cấp 1, hãy bình tĩnh nhé. Bạn hãy lựa chọn cơ sở điều trị uy tín, chuyên gia giỏi, dịch vụ tốt để thăm khám và điều trị dứt điểm. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vệ sinh vùng kín thoáng sạch, hạn chế quan hệ tình dục,…Sẽ làm giảm đáng kể tình trạng của bệnh.
- Các phương pháp phẫu thuật sẽ không được thực hiện khi bạn đang mang thai. Vì vậy, bạn chỉ cần tuân thủ uống thuốc và chăm sóc thai nhi thật tốt. Sau sinh, bạn sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị dứt điểm. Hãy nhớ đi thăm khám thường xuyên và kể cho bác sĩ biết về những điều bạn đang trải qua.
6. Bị viêm lộ tuyến khi mang thai có ảnh hưởng tới bé?
Bị viêm lộ tuyến sẽ ảnh hưởng đến thai nhỉ, dù ở mức độ nặng hay nhẹ. Tác nhân gây viêm lộ tuyến là vi khuẩn và hormon. Các yếu tố này đều liên quan đến thai nhi. Hơn nữa, sự thay đổi pH và tăng dịch nhầy cũng là yếu tố bất lợi liên quan đến thai nhi.
Một số biến chứng nguy hiểm liên quan đến thai nhi như: khó làm tổ, sảy thai, chậm lớn, chuyển dạ chậm, khó sinh thường, con sinh ra dễ mắc các bệnh về da, mắt, hô hấp,…
Nhiễm khuẩn thai nhi cũng không hiếm gặp khi mẹ bầu bị viêm lộ tuyến. Sự nhiễm khuẩn này sẽ ngăn cản và tấn công thai nhi trong suốt thời gian trong bụng mẹ. Vì vậy, sự ảnh hưởng không thể tiên đoán trước được và cảnh báo nhiều hậu quả nghiêm trọng.
7. Viêm lộ tuyến có phải là tiền đề của ung thư cổ tử cung không?
- Nhiều người lo lắng về tình trạng viêm lộ tuyến của mình. Liệu chúng có phải là dấu hiệu của ung thư không? Đặc biệt, viêm lộ tuyến có mang thai được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể giống với các dấu hiệu ban đầu của ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, mọi nghi ngờ đều chưa được chứng minh. Đến nay, các bác sĩ vẫn khẳng định viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng không phải là triệu chứng sớm của ung thư cổ tử cung.
- Tuy nhiên, nếu ai đó bị đốm hoặc đau cổ tử cung, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra vùng chậu hoặc đề nghị xét nghiệm để loại trừ ung thư cổ tử cung. Tuyệt đối không được xem thường những dấu hiệu bất thường ở vùng kín của bạn.
8. Tổng kết về viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai
Viêm lộ tuyến cổ tử cung không quá nguy hiểm và không phải nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ khi mang thai. Tình trạng này cần được điều trị dứt điểm để không để lại biến chứng, nguy hiểm nhất ở tuổi sinh sản. Bất cứ ai có lo ngại về đau cổ tử cung, chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ, hoặc xuất tiết bất thường, nên xem xét nói chuyện với bác sĩ.
Nguồn Samya.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Vòi trứng là gì? Tổng hợp những bệnh lý thường gặp nhất Thứ Năm, 19/10/2023, 13:00
- Cách phân biệt sản dịch bình thường và sản dịch có dấu hiệu nguy hiểm Thứ Năm, 19/10/2023, 11:00
- Dưới đây là 4 Cách Phân Biệt Máu Kinh Và Dấu Hiệu Mang Thai Thứ Sáu, 13/10/2023, 14:00
- Dấu hiệu viêm phụ khoa nặng – nhẹ và giải pháp khắc phục Thứ Sáu, 13/10/2023, 13:00
- 8 dấu hiệu cho thấy tỷ lệ Estrogen thấp ở phụ nữ, không thể coi thường Thứ Sáu, 13/10/2023, 12:00
- Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc giảm đau hay không? Thứ Năm, 12/10/2023, 15:00
- Cẩn thận với chứng đau nửa đầu khi có kinh nguyệt Thứ Năm, 12/10/2023, 14:00
- Những động tác Yoga giúp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả Thứ Năm, 12/10/2023, 13:00
- Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu? Có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- Đau bụng kinh uống nước dừa có tốt không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- 10 dấu hiệu bạn thường gặp khi đến thời kỳ mãn kinh Thứ Sáu, 06/10/2023, 16:00
- [CẢNH BÁO] Thiếu máu sau sinh nguy cơ hậu sản bà bầu cần đọc ngay Thứ Sáu, 06/10/2023, 15:00