Những động tác Yoga giúp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả Thứ Năm, 12/10/2023, 13:00
Chị em phụ nữ thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau bụng kinh ngày “đèn đỏ”. Để giải quyết, việc đầu tiên chúng ta thường nghĩ đến là dùng thuốc. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết, chỉ cần thực hiện một vài động tác Yoga giảm đau bụng kinh có thể giúp chị em cải thiện tình trạng khó chịu này.
Với hiện tượng đau bụng kinh thông thường, không do bệnh lý, bạn hoàn toàn có thể cải thiện, giảm bớt cơn đau nhờ những bài tập nhẹ nhàng, giúp khí huyết lưu thông kết hợp cùng một chế độ ăn khoa học. Một số bài tập Yoga được nhận định là rất tốt cho việc lưu thông máu và giúp tinh thần thêm thoải mái, sảng khoái, không còn bị những cơn đau hành hạ.
Động tác yoga giảm đau bụng kinh áp sát chân lên tường
Dựng thẳng hai chân lên tường là một trong những động tác giúp lưu thông máu huyết, giãn cột sống giúp chị em bớt mệt mỏi, thích hợp tập trước khi ngủ
Đầu tiên, bạn nằm ngửa trên giường sao cho hai chân dựa sát vào tường, lưng và mông vẫn giữ thẳng trên bề mặt giường. Giữ nguyên tư thế đó trong 3-10 phút.
Trong khi thực hiện động tác, bạn thả lỏng phần cơ thể phía trên, hít thở đều và thư giãn tuyệt đối. Đây là một bài tập rất tốt và tuyệt vời cho một giấc ngủ ngon và sâu mà không còn bị cơn đau quấy rầy.
Động tác yoga làm giảm đau bụng kinh bò – mèo
Đau lưng thường là triệu chứng hay gặp khi đến kỳ kinh nguyệt cùng với đau bụng kinh, khiến cho những ngày này của bạn trở nên càng tồi tệ hơn. Động tác yoga con bò – con mèo là một cách làm giúp cải thiện hiện tượng đau lưng một cách hiệu quả, thư giãn cột sống và vùng bụng cũng sẽ đỡ đau hơn.
Khi thực hiện, bạn tập từ từ, dần dần và điều chỉnh nhịp thở để cơ thể được thoải mái nhất.
Đầu tiên, bạn thực hiện tư thế quỳ trên thảm tập. Hai đầu gối nằm trên một đường thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước. Từ từ hạ lưng cong xuống mặt đất, cùng lúc đó ngửa mặt hướng lên trần nhà. Giữ tư thế này trong vài giây.
Tiếp đó, bạn từ từ cúi mặt hướng xuống đất, lưng cong hướng lên trần nhà. Giữ nhịp thở đều và thực hiện động tác từ 3-5 phút.
Động tác hít thở làm giảm đau bụng kinh
Những cơn đau bụng kinh thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi, khó chịu, nhiều khi, cơn đau khiến bạn chỉ có thể nằm một chỗ và choáng váng, nôn nao. Để vực dậy tinh thần và làm giảm sự khó chịu, hãy thực hiện bài tập hít thở dưới đây.
Đây là một bài tập giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể rất hiệu quả, giúp bạn ổn định tâm trạng, cảm xúc và xoa dịu cơn đau. Hít thở được coi là một biện pháp trị liệu được người Nhật rất hay áp dụng.
Ngồi với tư thế thiền, khoanh hai chân, giữ thẳng lưng, tay để xuôi đặt vào hai bên đùi, nhắm mắt và tập trung vào nhịp thở trong 5 phút. Bạn sẽ cảm thấy được thư giãn hơn nhiều.
Hít vào bằng mũi bên trái. Đặt ngón cái tay phải lên cánh mũi phải, ngón giữa của đặt ngay giữa hai chân mày. Nhẹ nhàng dùng ngón cái bịt mũi phải lại, hít vào thật sâu (bằng mũi trái).
Ngưng 1-2s rồi thả cánh mũi phải, bịt cánh mũi trái lại để thở ra bằng mũi phải. Thực hiện thở như vậy khoảng 3-5 phút.
Thở ra bằng mũi bên phải. Hít vào bên trái, thở ra bên phải. Sau đó hít vào bên phải, thở ra bên trái. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, hãy thở bình thường rồi tiếp tục tập bài tập hít thở để cảm thấy dễ chịu hơn.
Động tác rắn hổ mang
Động tác rắn hổ mang giúp bạn mau chóng hết đau bụng. Bạn sẽ không còn phải oằn mình, co rúm cơ thể để chịu đựng cơn đau sau bài tập này.
Nằm sấp trên mặt đất. Hai tay đặt ngang vai. Từ từ dùng lực của tay đẩy nửa thân người trước lên, nửa người sau giữ nguyên. Nâng người cho đến khi cánh tay của bạn thẳng, lưng hướng về sau, mặt ngửa lên trần nhà. Giữ tư thế trong vài giây rồi nhẹ nhàng hạ người trở về tư thế ban đầu. Khi nâng người lên hít vào, hạ người xuống thở ra. Hãy thực hiện 5-10 cho tư thế rắn hổ mang.
Nếu bạn thực hiện tư thế trên tốt, có thể nâng cao lên bằng cách thẳng hai tay ra sau, cong hai chân lên và cố gắng dùng tay nắm lấy cổ chân. Tư thế này sẽ làm căng cơ bụng hết sức có thể. Nếu bạn gặp vấn đề về xương sống chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng tư thế rắn hổ mang để tránh tổn thương.
Động tác nằm
Những cơn đau bụng kinh đôi khi đi kèm với chứng chướng bụng, đầy hơi. Đặc biệt, với những người mắc bệnh lý về đường tiêu hóa, hãy cải thiện bằng tư thế này.
Nằm ngửa trên sàn, co đầu gối hướng về phía ngực. Dùng tay giữ cố định đầu gối lại, gập càng sâu càng tốt. Giữ tư thế và hít thở đều để thư giãn, nếu bạn cảm thấy mỏi có thể thả lỏng trở về tư thế ban đầu và tiếp tục lặp lại khoảng 10 lần.
Chị em chúng ta thường phải đối mặt với những cơn đau bụng kinh hàng tháng. Trong những ngày này cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức nhất là lưng và bụng, tâm trạng thay đổi thất thường. Thay vì “chịu trận” thì tại sao chị em phụ nữ không thử tập ngay những bài tập đơn giản giúp giảm đau bụng kinh nhỉ?
Đừng quên đây chỉ là những động tác tập luyện giúp hạn chế cơn đau tạm thời. Với những cơn đau bụng kinh dữ dội, đau do bệnh lý, tốt nhất bạn nên nhanh chóng đến thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu? Có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- Đau bụng kinh uống nước dừa có tốt không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- 10 dấu hiệu bạn thường gặp khi đến thời kỳ mãn kinh Thứ Sáu, 06/10/2023, 16:00
- [CẢNH BÁO] Thiếu máu sau sinh nguy cơ hậu sản bà bầu cần đọc ngay Thứ Sáu, 06/10/2023, 15:00
- Sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không - chuyên gia giải đáp Thứ Sáu, 06/10/2023, 14:00
- Đừng tin vào 6 điều này khi nói về khả năng mang thai của phụ nữ Thứ Sáu, 06/10/2023, 14:00
- [CẨN THẬN] 7 Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ, căn bệnh khó lường Thứ Sáu, 06/10/2023, 11:00
- Bệnh lậu: nguy cơ tiềm ẩn gây vô sinh Thứ Năm, 05/10/2023, 15:00
- Mụn cóc sinh dục và những biến chứng nguy hiểm cần lưu ý Thứ Năm, 05/10/2023, 13:00
- Sưng âm đạo khi mang thai nguy hiểm như thế nào? Thứ Năm, 05/10/2023, 13:00
- Phụ nữ bị u nang buồng trứng có mang bầu được không? Thứ Năm, 05/10/2023, 12:00
- 3 biến chứng viêm phụ khoa vào mùa hè mà bạn cần biết ! Thứ Năm, 05/10/2023, 12:00