Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có cần đến bác sĩ hay không? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có thể là biểu hiện tác dụng của thuốc nhưng cũng có khả năng bạn bị sảy thai hoặc có thai ngoài tử cung. Vậy, khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có cần đến bác sĩ hay không? Cần xử lý như thế nào?
1. Vì sao uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu?
Thuốc tránh thai khẩn cấp được cho là biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, nếu sử dụng không đúng hoặc tùy vào thể trạng của từng người sẽ gây ra các tác dụng phụ như: ra máu âm đạo, đau bụng, buồn nôn,... sau khi uống thuốc.
Hầu hết các trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu không đáng lo ngại. Bởi trong thuốc luôn chứa các thành phần như progestin hay estrogen - các hormone khiến bạn bị ra máu âm đạo. Tình trạng này sẽ dừng sau khi kỳ kinh nguyệt có lại. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu là bất thường không thể bỏ qua bởi có thể bạn đã bị sảy thai hoặc có thai ngoài tử cung.
Nhiều trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có thể là bị sảy thai hoặc có thai ngoài tử cung
2. Xử lý khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu như thế nào?
Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, nếu bạn gái cảm thấy có dấu hiệu buồn nôn thì đây là triệu chứng bình thường. Bên cạnh đó, bạn còn có cảm giác đau bụng dưới, mệt mỏi, ngực có cảm giác căng, đau hơn bình thường, rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai,... Các tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp này kèm theo ra máu âm đạo sẽ tự biến mất sau vài ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn nữ có có triệu chứng chóng mặt đau bụng, ra máu âm đạo ngày càng nhiều và không có dấu hiệu giảm, mất sau vài ngày thì cần hết sức chú ý. Khi rơi vào tình huống này, bạn cần đến gặp bác sĩ sản phụ khoa ngay để được can thiệp, khám và định hướng điều trị.
3. Lưu ý gì khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp?
Nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác để hạn chế tác dụng phụ khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp mà bị ra máu, chị em cần biết những điều sau đây khi sử dụng thuốc:
- Làm theo hướng dẫn sử dụng của thuốc.
- Nôn sau khi uống thuốc: là tác dụng thường gặp khi sử dụng, tuy nhiên, nếu nôn trong vòng 2 tiếng sau khi uống thuốc thì cần đến gặp bác sĩ để được khám.
- Nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác, tránh được các tác dụng phụ không muốn có, có thể nguy hiểm đến sức khỏe.
- Kiểm tra xem bạn có thể vẫn bị mang thai dù đã sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Cần tầm soát các bệnh lý lây qua đường tình dục.
Tỷ lệ tránh thai của thuốc tránh thai khẩn cấp là rất cao, nhưng vẫn có những trường hợp hy hữu bạn gái vẫn mang thai mặc dù đã uống thuốc. Bạn nên đến khám bác sĩ để xác định chính xác mình có mang thai hay không và có giữ lại đứa bé hay không cùng với sự giúp đỡ bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc tránh thai khẩn cấp là công cụ chữa cháy rất tốt nhưng các bạn tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc, cũng như sử dụng quá nhiều với tần suất thường xuyên. Điều này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản sau này của nữ giới. Trong trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên và cách giải quyết tốt nhất.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hứa hẹn của AI đối với sức khỏe phụ nữ Thứ Năm, 16/01/2025, 00:00
- 5 loại củ tốt cho sức khỏe trong mùa đông Thứ Sáu, 10/01/2025, 00:00
- Top 10 trong 100 gương mặt đẹp nhất thế giới năm 2024 Thứ Ba, 07/01/2025, 00:00
- HOẠT ĐỘNG THƯỜNG NIÊN: NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÌNH DỤC TOÀN DIỆN Thứ Năm, 26/12/2024, 00:00
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
Các tin khác
- Bạn đã hiểu biết đầy đủ về âm đạo? Thứ Tư, 31/05/2023, 00:00
- Tìm hiểu về phương pháp đông lạnh trứng tại Vinmec Thứ Tư, 31/05/2023, 00:00
- Bạn biết gì về giới tính và chuyển giới? Thứ Ba, 30/05/2023, 00:00
- Nồng độ HCG đạt đỉnh vào giai đoạn nào của thai kỳ? Thứ Ba, 30/05/2023, 00:00
- Sự thay đổi của bà bầu tuần 4 Thứ Ba, 30/05/2023, 00:00
- Bị tắc vòi trứng có thụ tinh nhân tạo được không? Thứ Ba, 30/05/2023, 00:00
- Progesterone là gì? Thứ Ba, 30/05/2023, 00:00
- Thiếu hụt Progesterone ở nam giới có thể gây rụng tóc Progesterone được biết đến nhiều hơn như là một hormone sinh dục ở nữ giới, tuy nhiên nam giới cũng cần progesterone để sản xuất testosterone ở tuyến thượng thận và tinh hoàn. Nồng độ progesterone Thứ Ba, 30/05/2023, 00:00
- Giải đáp đầy đủ về phẫu thuật cắt tử cung Thứ Sáu, 26/05/2023, 00:00
- Các câu hỏi thường gặp về giảm đau khi sinh Thứ Sáu, 26/05/2023, 00:00
- Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai Thứ Sáu, 26/05/2023, 00:00
- Các chỉ số trong kết quả siêu âm thai Thứ Sáu, 26/05/2023, 00:00