Ước mơ hạnh phúc Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Gửi ước mơ qua những trái bóng
Bao đau đớn giằng xé, hận đời, hận mình khi trở thành người tàn phế đã làm anh gục ngã. Một năm sau, mắt trái của anh cũng không thể nhìn thấy được nữa do kính xe vướng vào không chữa khỏi được. Anh như điên dại, chỉ muốn chết cho xong. Bạn bè được đi học còn anh ủ rũ ở nhà mệt mỏi. Đối với anh, tương lai coi như chấm dứt.
Nhờ sự giúp đỡ của người chú, anh lên Hà Nội làm ở xưởng gốm. Chỉ còn một con mắt, nhưng nhờ có đôi tay khéo léo, sản phẩm anh vẽ ra luôn được khách hàng ưa chuộng. Anh cũng đã dần lấy lại được niềm tin yêu trong cuộc sống. Anh lại mơ ước và khát khao có một gia đình, một hạnh phúc của riêng mình. Những đêm về lẻ bóng, căn phòng cứ mỗi lúc như rộng hơn. Càng đầy đủ về vật chất thì anh càng thấy mình thiếu thốn về tình cảm.
Cô đơn và lẻ loi khi không có lấy một người bạn gái. Những lúc buồn bực, mệt mỏi nỗi khát khao của một người con trai cứ dâng lên cuồn cuộn mà không gì ngăn lại được. Anh khát khao có người yêu thương, chiều chuộng, vuốt ve, chia ngọt sẻ bùi lúc khó khăn, nhưng lại sợ người ta chê mình tàn tật, lấy về rồi sau này sẽ khổ. Ngay cả người chú của anh cũng luôn nhắc khéo “cứ làm việc đi, có tiền là có cuộc sống thoải mái”. Anh biết, chú cũng bị tàn tật trong chiến tranh, bị phụ bạc, giờ ở vậy làm kinh doanh và chú không muốn anh khổ, không muốn anh bị người ta coi thường, để rồi cuộc sống của anh lại giống những gì chú đã phải trải qua.

Nhưng anh luôn muốn vượt ra khỏi những ngăn cấm ấy. Anh không có tội, anh hoàn toàn có thể lo cho gia đình một tương lai bền vững và một tình yêu sâu sắc. Anh không muốn cả đời sống cô độc và lạnh lùng như chú. Đôi lúc giằng co giữa tình yêu, hạnh phúc và những lời nói giễu cợt của mọi người làm anh khổ tâm hết sức. Muốn chạy ngay đi đâu đó thật xa để không ai biết mình và không ai nhìn mình với con mắt thương hại nữa. “Đừng lấy ai kẻo sau này khổ cháu ạ. Không ai đến với cháu bằng tình cảm chân thành đâu”. Chú lúc nào cũng rót vào tai anh như một sự đe doạ, ngăn cấm.
Việt Nam có khoảng 4 triệu người tàn tật (theo thống kê năm 2005 - Bộ Lao động Thương binh Xã hội) nhưng đa số họ không được đối xử như người bình thường. Họ bị thiệt thòi từ chính những định kiến xã hội, những rào cản của cuộc sống và cả từ bản thân mình.
Tạo điều kiện và hỗ trợ những người thiệt thòi phát triển là một việc làm đầy tình người và có giá trị nhân văn sâu sắc. Mỗi người trong xã hội nếu cảm thông và chia sẻ với nỗi đau của những người bất hạnh thì hẳn cuộc sống có ý nghĩa hơn, người kém may mắn cũng có cơ hội phát triển hơn. Và hẳn hạnh phúc với nhiều người khuyết tật không còn chỉ là ước mơ!
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00