U xơ tử cung Thứ Ba, 25/03/2014, 00:00
U xơ tử cung còn gọi là u xơ cơ tử cung, u cơ tử cung, u cơ trơn tử cung. U xơ tử cung là khối u lành tính phát triển trong lớp cơ tử cung, thành phần khối u chủ yếu là sợi cơ và sợi xơ. Trong khối u thường có nhân xơ ở giữa, nhưng cũng có thể có nhiều nhân xơ ở khắp tử cung.
U xơ tử cung thường gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi hoạt động sinh dục, đặc biệt 30-50 tuổi.
Tỷ lệ u xơ tử cung khá cao, tại Mỹ có khoảng 20% phụ nữ trên 35 tuổi có nhân xơ tử cung. Tỷ lệ u xơ tử cung ở Việt Nam khoảng 18-20% trong số các bệnh phụ khoa, tỷ lệ này còn thấp vì nhiều khối u có kích thước nhỏ, không có triệu chứng gì nên không đi khám.
Thuốc tránh thai với estrogen liều thấp không ảnh hưởng đến tỷ lệ xuất hiện u xơ tử cung, nhưng estrogen liều cao làm tăng tỷ lệ u xơ tử cung.
Biểu hiện của U xơ tử cung như thế nào?
U xơ tử cung nhỏ thường không có biểu hiện gì đặc biệt, đặc biệt ở những người béo bệu. Biểu hiện của khối u phụ thuộc vào vị trí, kích thước, tính chất thoái hóa của khối u. Những biểu hiện thường gặp là:
- Chảy máu bất thường: là biểu hiện chính, chủ yếu. Thể hiện dưới dạng cường kinh (kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài trên 7 ngày). Có thể có cả máu cục lẫn máu loãng.
- Đau bụng dưới rốn: Chủ yếu đau kiểu nặng tức bụng, đau thường xuất hiện khi đứng, mệt mỏi hoặc đau tăng lên trước, trong khi có kinh. Đau dữ dội khi khối u thoái hóa, chảy máu.
- Khối u chèn ép: khi khối u có kích thước đủ lớn sẽ gây chèn ép xung quanh như trực tràng (gây táo bón), bàng quang (gây đái dắt)
Tiến triển và biến chứng của U xơ tử cung như thế nào?
Nếu khối u còn nhỏ thì thường không gây ảnh hưởng và biến chứng gì, chính điều này làm giảm tỷ lệ phát hiện sớm u xơ tử cung.
Khối u có thể không phát triển sau một vài lần có thai, thậm chí đến thới kỳ mạn kinh khối u vẫn ngừng không phát triển.
Trong trường hợp khối u tiến triển, có thể gặp các biến chứng sau:
- Thiếu máu: do cường kinh, băng kinh.
- Vô sinh: do khối u làm biến dạng buồng tử cung, gây sẩy thai, đẻ non.
- Nhiễm khuẩn: thường là nhiễm khuẩn nội mạc tử cung.
- Xoắn khối u: thường gặp ở những khối u có cuống. Người bệnh đau dữ dội ở hố chậu, nôn, bí trung đại tiện, chướng bụng.
- Thoái hóa khối u: có 5% u xơ tử cung ung thư hóa.
- Chèn ép xung quanh: bàng quang, trực tràng, mạch máu.
- Sản khoa: ngôi thai bất thường, u tiền đạo, chảy máu sau đẻ.
Chẩn đoán và điều trị U xơ tử cung như thế nào?
Khám lâm sàng qua thành bụng hoặc thăm khám qua âm đạo, trực tràng cho phép sờ thấy khối u. Một số xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác khối u là: siêu âm phụ khoa, chụp buồng tử cung, nội soi sinh thiết niêm mạc tử cung.
Điều trị u xơ tử cung hiện nay có thể là nội khoa hoặc ngoại khoa.
- Nội khoa: Dùng progestatif tổng hợp từ ngày 15-24 của chu kỳ kinh nguyệt (Duphaston, Progesterone)
- Ngoại khoa: là điều trị triệt để nhất. Có thể phẫu thuật bóc tách nhân xơ, bảo tồn chức năng tử cung hoặc cắt tử cung bán phần hoặc toàn phần.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- PHẪU THUẬT CẮT ÂM HỘ LÀ GÌ VÀ RỦI RO CỦA KỸ THUẬT NÀY? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- U tinh hoàn Chủ Nhật, 22/06/2014, 00:00
- Ung thư dương vật Thứ Ba, 10/06/2014, 00:00
- Yếu tố nào thuận lợi cho bệnh ung thư vú phát triển? Chủ Nhật, 01/06/2014, 00:00
- Cách tự phát hiện khối u ở vú Thứ Tư, 28/05/2014, 00:00
- Ung thư vú Thứ Tư, 26/03/2014, 00:00
Các tin khác
- Ung thư buồng trứng Thứ Hai, 24/03/2014, 00:00
- U nang buồng trứng lành tính Chủ Nhật, 23/03/2014, 00:00