''Tuân thủ điều trị là vấn đề sống còn'' Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Hộp đựng thuốc
Người nhiễm HIV khi tình trạng miễn dịch của cơ thể suy giảm là lúc cần phải điều trị thuốc ARV. Quá trình điều trị này sẽ kéo dài suốt đời nhằm ngăn chặn sự nhân lên của vi rút. Để điều trị có hiệu quả, bệnh nhân cần phải tuân thủ điều trị hết sức nghiêm ngặt, nếu không dễ dẫn tới hiện tượng kháng thuốc và thất bại điều trị.
Đó là những điều mà bác sĩ điều trị luôn nhắc nhở bệnh nhân HIV khi tham gia điều trị thuốc ARV. Hiện nay số lượng người có HIV ở Việt Nam được điều trị thuốc ARV ngày càng tăng, tuổi thọ và chất lượng sống của họ ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, việc kháng thuốc dẫn tới thất bại điều trị đang là mối quan tâm rất lớn không những của cán bộ y tế mà còn của chính những người có HIV. Để tìm hiểu thêm thông tin về điều trị và kháng thuốc ARV, chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Đỗ Duy Cường - hiện đang công tác tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai nơi có nhiều bệnh nhân HIV điều trị cả nội trú và ngoại trú. BS Cường cũng đang tiến hành một nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuân thủ điều trị lên kháng thuốc và thất bại điều trị tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Số liệu công bố nghiên cứu về tỷ lệ kháng thuốc và thất bại điều trị ARV ở Việt Nam còn ít. Tuy nhiên, theo một số tác giả thì tỉ lệ thất bại điều trị tại Việt Nam là 2-3% trong năm đầu tiên và tăng dần trong những năm tiếp theo. Đa số bệnh nhân thất bại điều trị ở Việt Nam là do đã từng tự điều trị bằng 1 hoặc 2 thứ thuốc ARV trước khi vào chương trình điều trị do các bác sỹ được đào tạo về ARV thực hiện.
- Do tuân thủ điều trị kém: Uống thuốc không đầy đủ, không đúng giờ, không đúng cách dẫn tới việc nồng độ thuốc trong máu không đạt tới mức nhất định đủ để ức chế vi rút.
- Do lây nhiễm chủng kháng thuốc từ người khác trước hoặc trong khi điều trị.
Trước khi chẩn đoán một bệnh nhân xem người đó có rơi vào thất bại điều trị hay không, cần phải xem xét các khía cạnh sau:
- Điều trị thuốc ARV thời gian trên 6 tháng hay chưa?
- Có đang tuân thủ điều trị tốt không?
- Có đang mắc các bệnh cấp tính không?
Nếu bệnh nhân tuân thủ chưa tốt, cần tư vấn cho bệnh nhân để tăng cường tuân thủ điều trị, sau đó đánh giá lại bệnh nhân sau 3 tháng bằng cách:
- Khám lâm sàng phát hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
- Làm lại xét nghiệm CD4 hoặc đếm tải lượng vi rút.
Có 3 loại thất bại điều trị, đó là:
- Thất bại lâm sàng: khi xuất hiện mới hoặc tái phát các bệnh nhiễm trùng cơ hội (giai đoạn lâm sàng 4).
- Thất bại miễn dịch học (thể hiện qua xét nghiệm đếm tế bào CD4) khi tế bào CD4 giảm bằng hoặc dưới mức ban đầu trước điều trị, hoặc CD4 giảm quá một nửa so với mức CD4 cao nhất từng đạt được, hoặc CD4 luôn dưới 100 tế bào/mm3 trong 1 năm liền.
- Thất bại vi rút học (thể hiện qua xét nghiệm đo tải lượng vi rút - Hiện nay chỉ ở một số trung tâm và Bệnh viện lớn mới có thể làm được): khi tải lượng vi rút trên 5000 phiên bản/ml máu (Theo Hướng dẫn Quốc gia Việt Nam).
Điều trị ARV là điều trị suốt đời. Tuân thủ điều trị là vấn đề sống còn của bệnh nhân. Hiện nay các chương trình vẫn đảm bảo cung cấp đủ thuốc phác đồ bậc một cho bệnh nhân kể cả chuyển sang phác đồ bậc hai nếu đủ tiêu chuẩn thất bại điều trị. Để tránh hiện tượng kháng thuốc và thất bại điều trị, bệnh nhân cần phải tuân thủ tốt và khám định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00