Từ mạng ảo bước ra đời thật Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Bác sĩ Cao Hữu Nghĩa (áo trắng) nhiệt tình chia sẻ kiến thức về các hành vi nguy cơ cùng các học viên lớp tập huấn của HIVOnline. Ảnh: Bảo Kiếm
Đến với diễn đàn HIV, các bạn đang có nguy cơ lây nhiễm không chỉ giải tỏa tâm lý mà còn được các anh chị tham vấn viên nhiệt tình chia sẻ, hướng dẫn, tiếp thêm can đảm đi xét nghiệm.
Đặc biệt hơn, mỗi tháng anh Tuấn "Mercedes" (thành viên ban quản trị) còn sắp xếp thời gian động viên, kêu gọi những người đang có nguy cơ tập trung xét nghiệm ở các bệnh viện lớn tại TP.HCM. Từ năm 2008 đến nay, anh đã giúp hàng ngàn bạn trẻ thoát khỏi stress, tìm lại niềm vui cuộc sống sau khi nhận kết quả âm tính với HIV. Ở nước ta đã có những trường hợp thương tâm, tự tử vì hoang mang, không tìm ra lối thoát do lo lắng nghĩ mình đã mắc căn bệnh thế kỷ dù chưa một lần đi xét nghiệm...
Tôi may mắn được tiếp xúc trực tiếp với anh Tuấn "Mercedes", cùng các anh chị trong nhóm điều hành chung và một số bạn đăng ký xét nghiệm vào cuối tháng 7 vừa rồi. Sau khi lấy mẫu máu, mọi người đến quán cà phê gần bệnh viện chờ 1-2 giờ sau nhận kết quả. Nếu đi xét nghiệm một mình hẳn khoảng thời gian này thật đáng sợ, từng phút giây hồi hộp, lo lắng... Nhưng khi đi thành nhóm có khác, bớt căng thẳng và thoải mái hơn. Các anh chị tham vấn viên giải đáp thắc mắc trực tiếp, tâm sự và chia sẻ kinh nghiệm. Anh Tuấn "Mercedes" kể chuyện vui: có lần đưa các thành viên đi xét nghiệm, sau khi nhận kết quả âm tính, một bạn mừng quá đã bế và tung anh lên (anh nặng khoảng 70kg, còn cậu trai kia vóc dáng rất bình thường). Ở bệnh viện nhiều ánh mắt đổ dồn về phía anh...
Quả thật là sức mạnh của lòng biết ơn và niềm vui như được sinh ra lần thứ hai. Các bạn đi xét nghiệm hôm ấy chưa hề quen biết nhau, nhưng tất cả đều thân thiện và cởi mở, tình cảm như anh em một nhà. Tôi có cảm giác không gian nơi đây như ấm áp hơn vì chan chứa tình người... Và rồi giây phút quan trọng nhất cũng đến. Cầm trên tay kết quả xét nghiệm, ánh mắt các bạn ánh lên niềm vui khôn tả...
Con vi-rút có tên gọi HIV không phân biệt bạn là ai, bạn làm gì. Nếu thiếu hiểu biết, không tự bảo vệ mình, bạn luôn có nguy cơ nhiễm bệnh. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tránh xa và kỳ thị người có HIV. Bởi đây là một căn bệnh khó lây, dễ phòng. Nó chỉ vào cơ thể qua ba đường: tình dục, máu và mẹ truyền sang con (hiện nay đã có giải pháp ngăn bệnh lây từ mẹ sang con, hiệu quả đến 98%). Chúng ta nên hiểu bản chất vấn đề HIV chỉ là căn bệnh mãn tính. Nếu uống thuốc ARV (loại thuốc đặc trị) đúng thời điểm (điều kiện không bị kháng thuốc) người bệnh có thể sống tối thiểu 20 năm và tối đa 50 năm sau khi nhiễm. Tôi nghĩ xã hội nên có cái nhìn tích cực và rộng mở hơn đối với những người đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ này. Họ có quyền được sống, làm việc, yêu thương như người bình thường.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00