Trước giờ G - Flash mob của người khuyết tật: Tôi nhảy, tôi tự hào, tôi yêu Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Chưa đầy 24 giờ nữa sẽ diễn ra một sự kiện đặc biệt – sự kiện kêu gọi và ủng hộ sự quan tâm của cộng đồng tới Quyền tình dục của người khuyết tật: Flash mob của người khuyết tật: Tôi nhảy, tôi tự hào, tôi yêu – không khí đã nóng lên trên khắp nẻo đường dẫn về Gò Đống Đa, Hà Nội.
Các thành viên trong ban tổ chức đang ráo riết hoàn thành nốt “hậu cần” cho ngày hội, các bạn thanh niên, sinh viên khuyết tật và không khuyết tật đang nỗ lực rèn luyện những bước nhảy điệu nghệ. Cùng Tâm sự bạn trẻ nhìn lại sự chung tay của giới trẻ chúng mình trong sự kiện đặc biệt này nhé:
Tại sao phải kêu gọi ủng hộ Quyền Tình dục cho người khuyết tật?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người được giới thiệu về sự kiện này đã đặt ra. Những khao khát tình dục được coi là bình thường ở những người khoẻ mạnh, vậy thì tại sao lại không được coi là bình thường với những người khuyết tật?
Thực tế vẫn còn quá nhiều những chuẩn mực, giá trị xã hội áp đặt quyền quyết định đối tượng được khao khát trong cuộc sống tình dục. Đặc biệt, trong xã hội hiện nay vẫn có những người có cách nhìn, thái độ phân biệt kỳ thị cho rằng, người khuyết tật là những người có đặc điểm cơ thể bất thường nên việc họ quan tâm hay khao khát đến tình dục là “bệnh hoạn”. Chính sự kỳ thị của xã hội và mọi người xung quanh đã trở thành rào cản rất lớn với những người khuyết tật, khiến họ khó có thể bộc lộ những khát khao của mình. Từ đó người khuyết tật có xu hướng tự chối bỏ, tự ti, mặc cảm về những gì vốn thuộc về cơ thể họ. Chính những khác biệt, hạn chế, khiếm khuyết về cơ thể đã khiến họ không dám nghĩ đến những nhu cầu tình dục. Không chỉ vậy, người khuyết tật còn bị hạn chế về nhận thức, họ chưa hiểu hết về giải phẫu và chức năng cơ quan sinh sản của mình cũng như các vấn đề sức khoẻ sinh sản – tình dục khác, do đó họ cho rằng mình là nhóm đứng ngoài cuộc với các vấn đề này. Nhưng chính sự thiếu hiểu biết và suy nghĩ này đã khiến họ vô tình trở thành nhóm đối tượng có nguy cơ bị lạm dụng tình dục cao.
Tuy nhiên, chúng ta phải cùng khẳng định lại với nhau về điều này, rằng người khuyết tật cũng có quyền tình dục như bất kỳ người không khuyết tật nào khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”. Và trong công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật của Liên Hợp Quốc và Hiến chương của Hiệp hội Kế hoạch hoá gia đình quốc tế cũng đã đề cập đến quyền tình dục của họ. Trên thực tế, việc đảm bảo thực thi và áp dụng các quyền trên đối với người khuyết tật bị hạn chế, đôi khi còn là sự thờ ơ, xem nhẹ. Chính vì vậy chúng ta cần lên tiếng để cộng đồng quan tâm đến Quyền tình dục của người khuyết tật và cùng hành động vì Quyền tình dục của người khuyết tật.
Cùng đối mặt với khó khăn
Một trong những khó khăn và cản trở đối với người khuyết tật hiện nay phải kể đến sự hỗ trợ của các cơ sở vật chất và hạ tầng. Đi khảo sát và tìm hiểu khắp các điểm của các công ty và xí nghiệp vệ sinh môi trường đô thị mà không tìm được cái nhà vệ sinh lưu động nào dành cho người khuyết tật đi xe lăn. Sau một hồi mô tả chán chê về các đặc điểm và nhữ̃ng khó khăn của người khuyết tật, câu trả lời chung mà ban tổ chức nhận được là: "Không có đâu em ơi". Không những thế, giá thuê nhà vệ sinh lưu động còn cao ngất trời bởi giá vận chuyển đắt. Với kinh phí này đủ cho một năm dùng bỉm và giấy vệ sinh của tất cả những người tham dự. Giải quyết sao đây? Cho dù anh em phải mang theo cái chai lavie, còn chị em chúng mình đóng sẵn bỉm từ nhà thì tất cả vẫn tự hứa không thể vắng mặt tại ngày hội.
Quyền tình dục của người khuyết tật 1. Quyền được giáo dục, tiếp cận thông tin liên quan đến vấn đề sức khoẻ tình dục và sinh sản để đảm bảo sức khoẻ, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và gia đình. Người khuyết tật được tự do tìm kiếm, thu nhận và phổ biến những thông tin đó. Nhưng chúng ta cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu bằng cách dùng chữ nổi Braille phóng to hay dùng cách giao tiếp thay thế khác. 2. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (đặc biệt là việc phục hồi chức năng, dịch vụ y tế về sức khoẻ tình dục - sinh sản và các chương trình y tế cộng đồng về dân số). Người khuyết tật có quyền hưởng các dịch vụ, cơ sở thăm khám đạt tiêu chuẩn cao nhất mà không bị phân biệt vì lý do khuyết tật. Các dịch vụ và chương trình y tế cùng mức, có chất lượng, đạt tiêu chuẩn và ở những nơi càng gần với cộng đồng người sinh sống càng tốt, kể cả vùng nông thôn. 3. Quyền tự do suy nghĩ: bao gồm: không bị bó buộc bởi những qui định, tín ngưỡng, luận thuyết và phong tục tập quán có tính chất tôn giáo - được coi như là những công cụ/phương tiện - tự do trong suy nghĩ về chăm sóc sức khoẻ tình dục, sinh sản và nhiều vấn đề khác. 4. Quyền quyết định có con hay không và thời điểm có con. Gia đình hay người thân không có quyền tước đoạt quyền làm mẹ của những người phụ nữ khuyết tật. Việc có con hay không cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi chính người khuyết tật. 5. Quyền được sống: Mọi người đều có quyền được sống và sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo NKT được thụ hưởng quyền này trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Đặc biệt, mạng sống của người phụ nữ khuyết tật sẽ không bị đe doạ hay phản đối mặt với nguy cơ nào đó vì lý do mang thai. 6. Quyền được tự do và an ninh: người khuyết tật được tự do hưởng thụ và kiểm soát đời sống tình dục và sinh sản của mình mà không bị ép buộc phải có con, triệt sản hay nạo phá thai. Họ sẽ được bảo vệ bí mật thông tin về cá nhân, sức khoẻ và phục hồi chức năng. 7. Quyền không bị hành hạ/ngược đãi và bị đối xử tệ bạc:Trẻ em khuyết tật và phụ nữ khuyết tật là đối tượng có sự phân biệt đối xử và lạm dụng cao gấp nhiều lần nên họ có quyền được bảo vệ không bị bóc lột và lạm dụng tình dục; quyền được bảo vệ trước tình trạng bị cưỡng hiếp, tấn công, lạm dụng và quấy rối tình dục. 8. Quyền được hưởng lợi từ những tiến bộ của khoa học: Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tình dục đều có quyền tiếp cận với kĩ thuật sinh sản mới có độ an toàn và phải được phổ biến trên những trang dành cho người khuyết tật. 9. Quyền riêng tư: Có nghĩa là các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tình dục nên đảm bảo tính bảo mật cho người khuyết tật. Ngoài ra, tất cả phụ nữ khuyết tật đều có quyền tự do lựa chọn sinh sản mà không bị phản đối. 10. Quyền tự do hội họp và tham gia về mặt chính trị: Điều này có nghĩa là, người khuyết tật có quyền tìm cách gây ảnh hưởng đối với chính phủ về vấn đề sức khoẻ sinh sản, tình dục và các quyền có liên quan. 11. Quyền tự do lựa chọn có kết hôn hay không: người khuyết tật có quyền lựa chọn có lập gia đình hay không, không ai có quyền ngăn cấm họ khi họ tìm được người bạn đời phù hợp. 12. Quyền được đối xử bình đẳng và không bị phân biệt đối xử dưới bất kì hình thức nào kể cả trong đời sống sinh sản và tình dục. Người khuyết tật không bị bóc lột, vi phạm và lạm dụng bằng việc đảm bảo tất cả các hình thức hỗ trợ và giúp đỡ thích hợp về nhạy cảm giới. |
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tầm quan trọng của sự nhất quán khi dạy con Thứ Sáu, 01/03/2024, 14:00
- KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN Thứ Sáu, 12/01/2024, 00:00
- Vì sao người ta theo đuổi “đa sự nghiệp”? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Vì sao bạn muốn nghỉ việc nhưng lại chần chừ? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Hiring freeze - Khi tạm dừng là việc cần làm để tồn tại Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Mình đứng lên từ cú sốc bị xem thường vì làm nhiều nghề Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Cần lời khuyên về sự nghiệp? Hãy thử tìm đến những career influencer Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Overeducated: Khi bằng cấp bị “rớt giá” Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- Beyoncé: Cần cù bù vào tài năng Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00