Trưng bày “Nỗi đau và hy vọng” Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
tamsubantre.org - Là một trong mười sự kiện cấp quốc gia nhân kỉ niệm 20 năm ngày phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam, “Nỗi đau và hy vọng” đã giúp những người tham dự nhận thức một cách rõ ràng hơn về HIV và những số phận bất hạnh xung quanh nó.
Nỗ lực để có một buổi trưng bày ấn tượng
Trưng bày “Nỗi đau và hy vọng” được tổ chức với sự hợp tác của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển y tế công cộng dưới sự tài trợ của Quỹ Ford, Đại học Columbia (Hoa Kỳ) và Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ y tế).
Là trưng bày đầu tiên ở phương diện bảo tàng và văn hoá học về HIV tại Việt Nam, “Nỗi đau và hy vọng” là sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của những người tổ chức trong việc thu thập các số liệu, hiện vật, hình ảnh và âm thanh… nhằm kể lại những câu chuyện một cách chân thực, sống động nhất.
Những hiện vật, tư liệu được trưng bày tại bảo tàng đã được sưu tầm tại rất nhiều nơi trên cả nước như Ninh Bình, Quảng Ninh, An Giang… và chủ yếu tại các tỉnh Hải Phòng, Điện Biên và Hồ Chí Minh. Chúng kể lại câu chuyện của những người chồng, người cha, những bà mẹ… những người đang sống chung với HIV, những người đã, đang và sẽ làm công việc chăm sóc và hỗ trợ người có H và cả những người đang chịu nỗi đau do HIV gây ra.
Một thông điệp giản dị nhưng tha thiết
Hành trình chống sự kì thị
Buổi trưng bày được sắp xếp theo các chủ đề “Ai cũng có thể”, “ Nỗi đau”, “ Tôi sợ những ánh mắt” (kỳ thị), “Những tấm lòng”, “Khát vọng sống”, “ Thách thức và hy vọng”. Đây cũng chính là hành trình sống của chính những người có H. Họ phát hiện ra rằng mình nhiễm H, chịu đựng nỗi đau mà nó gây ra, đối diện với những ánh mắt kì thị của người thân, bạn bè, xã hội, may mắn gặp được những tấm lòng, tình yêu thương và lại tìm thấy khát vọng sống, đối diện với những thách thức và hy vọng. Hành trình này có thể chỉ diễn ra trong không gian của bảo tàng với dăm bước chân nhưng đối với rất nhiều người có H thì họ phải đi trong hơn nửa cuộc đời.
Trong đó chủ đề “Tôi sợ những ánh mắt” (Kì thị) được nhiều người quan tâm hơn cả. Vì phần nhiều trong chúng ta đều thấy mình trong đó, những người đã từng nhìn người có H với sự khinh bỉ, ghê sợ, căm ghét… để rồi khi nhìn lại cũng thấy những ánh mắt ấy đáng sợ với chính mình.
Khó có thể mong muốn cuộc trưng bày sẽ ngay lập tức xoá đi sự kì thị của cộng đồng với những người có H nhưng chắc chắn rằng sau cuộc trưng bày này, rất nhiều người sẽ có cái nhìn đồng cảm, yêu thương hơn.
Hy vọng rằng Trưng bày “Nỗi đau và hy vọng” sẽ góp phần giúp mọi người nhận ra rằng “HIV/AIDS không từ bất cứ nơi nào, vùng nào, dù đó là đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị, có thể xâm nhập vào bất cứ gia đình nào. Vì vậy tất cả chúng ta phải có trách nhiệm chung tay tiếp tục đấu tranh để ngăn chặn, phòng ngừa đại dịch này”. (trích phát biểu của GS Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế)
Việt Loan
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00