Trẻ có H, thương thì thương nhưng học chung thì… Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Gần đây câu chuyện về 15 trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV ở trung tâm Mai Hòa, Trung tâm nuôi dưỡng trẻ nhiễm HIV Mai Hòa, được đưa đến trường tiểu học An Nhơn Đông (An Nhơn Tây, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) làm thủ tục nhập học nhưng đã bị phụ huynh phản đối, các em học sinh bỏ học đã buộc nhà trường phải chuyển các em về lại trung tâm đã khiến cư dân mạng xôn xao.
Mẹ của những đứa trẻ không có H
Mecunkin: Không kì thị, phân biệt nhưng cũng không có nghĩa là trẻ có HIV không có nguy cơ gì đối với các trẻ bình thường khác. Trẻ con rất dễ xô xát vì những chuyện vớ vẩn. Lấy đâu giáo viên kè kè giám sát từ lúc đến cho tới lúc về. Chẳng may có chuyện lây nhiễm, ai đi bắt đền được những ông ra quyết định, cũng không thể trách được trẻ con. Nói gì thì trẻ có HIV cũng rất đáng được cảm thông, quan tâm. Nhưng không phải vì quan tâm đến trẻ có HIV mà quên cả những trẻ bình thường. Rất thương sự thiệt thòi của trẻ có HIV nhưng để bình thường như trẻ khác e rằng là điều khó có thể thực hiện được.
Zwergestube: Đọc tin trẻ HIV ko được đến trường mình thấy trĩu cả lòng. Mỗi người một ý khác nhau, nhưng thực tế thì rõ ràng đâu đó vẫn có sự đối xử phân biệt với trẻ em bị HIV, mặc dù rất nhiều mẹ cảm thấy mình ích kỷ khi trong lòng mình có sự phân biệt đó, thấy thương các em HIV hơn, nhưng thương thì cũng chỉ thở dài, số phận của các em ý là thế, bị gắn mác HIV rồi, biết rồi thì sao mà lơ đi được. Riêng mình, mình thấy nếu trong 1 lớp học của con mình, có 1 em bị HIV chẳng hạn, thì nguy cơ lây nhiễm thực sự ko lớn. Phải chơi đùa, xô xát, cả 2 em đều bị chảy máu và máu của em bị HIV có thể xâm nhập vào vết thương hở của em bé khác cơ. Rủi ro đó liệu có lớn bằng rủi ro tai nạn giao thông hàng ngày đi xe máy đưa con đến trường 2 lần ko? Mình nghĩ, các bà mẹ cũng phải chấp nhận, rủi ro là một phần của cuộc sống, mình so sánh các rủi ro, nhìn thực sự bản chất, xem rủi ro lây nhiễm HIV có thực sự lớn đến mức sợ hãi mà ko cho các em HIV có được cơ hội đến bất kỳ trường nào như mọi trẻ em khác ko? Có hòa nhập được vào cuộc sống hàng ngày thì các em ý ra đời mới tự tin bước tiếp. Còn nếu đã có làng HIV, trường HIV, lớp HIV, có nghĩa xã hội đã thực sự dán mác HIV, đã thực sự cách ly các em ý như một tầng lớp khác, một cộng đồng khác, ko thể hòa nhập được. Vài dòng mạo muội chia sẻ. Ý kiến mình khác với các mẹ ở đây, mong các mẹ hiểu, mình không có ý tranh cãi hay tranh luận gì cả.
Mẹ của những đứa trẻ có H
Những người làm việc trực tiếp với các em
Sơ Nguyễn Thị Bảo, phụ trách Trung tâm Mai Hòa: “Nhìn các em mà thương lắm! Chỉ mong các em có không gian rộng rãi, có nhiều bạn bè để học hỏi ngoài cái không gian bó hẹp ở đây nhưng không được. Lâu lâu, Trung tâm mới có thể đưa các em ra ngoài đi chơi chứ đâu thể đưa đi hàng ngày”.
Dì Mười, Trung tâm Mai Hòa (Củ Chi): Vì sự kỳ thị của nhiều phụ huynh nên các em bị nhiễm HIV thuộc trung tâm phải học tại nhà. Các em chỉ được đến trường nếu không ai biết. Cháu nào chẳng may bị phát hiện thì đành cho nghỉ hoặc chuyển trường. Phụ huynh có con học chung với trẻ bị nhiễm HIV rất tức giận. Họ đòi chuyển trường, chuyển lớp. Thậm chí còn buộc nhà trường phải cho các em nghỉ học”.
Mơ ước của những đứa trẻ có H
N.T.M.H, cô bé học sinh lớp ba: “Học ở trung tâm rất vui, nhưng con vẫn thích học ở ngoài trường hơn vì có nhiều bạn bè, chơi vui hơn. Ở đây ít bạn quá, con phải chơi một mình, buồn lắm! Hôm được đi ra trường dự lễ khai giảng, con thấy vui lắm, có vài bạn nói chuyện với con và không bị gọi là “sida” như hôm trước nữa”.
Bé NLKT 13 tuổi, Trung tâm Mai Hòa: “Trước khi đi học, con vui lắm vì sẽ được gặp bạn bè, thầy cô. Nhưng khi đến trường, tụi con hụt hẫng vì bị các bạn xa lánh. Giờ tụi con không được ra trường nữa!”
Bé VTH: “Con được dạy không chọc ghẹo bạn bè, không chơi những trò chơi nguy hiểm có thể gây trầy xước, chảy máu... khi đi học. Vì con biết mình mang bệnh hiểm nghèo nên phải bảo vệ mình và không được lây cho các bạn”.
Những nhà chức trách lên tiếng
Ông Lê Trường Giang, Phó Chủ tịch thường trực UB Phòng chống AIDS: “Việc phụ huynh băn khoăn, lo lắng khi con học cùng trẻ OVC, xét về mặt tâm lý, tình cảm là chính đáng. Chính vì thế đòi hỏi các tổ chức, đoàn thể, các trường học… phải cố gắng phối hợp vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức để tất cả các bậc phụ huynh hiểu và không còn hoang mang”.
Các bạn trẻ nói gì?
Leng: Không đời nào mình cho con đi học chung với trẻ có H. Đời mình có thể còn không là gì chứ con mình dứt ruột đẻ ra, yêu biết bao nhiêu, thương biết bao nhiêu, làm sao có thể thấy con đi vào nguy hiểm mà không cứu được.
Pencil: Số người chết vì cúm còn nhiều hơn vì HIV ấy chứ. Thế sao mọi người không kỳ thị bệnh cúm mà cứ kỳ thị HIV hoài vậy? Thật kỳ. Các em ấy chẳng còn sống được mấy nữa. Cuộc sống nếu được đến trường học tập như những trẻ em bình thường và được vui chơi, nô đùa với các bạn một cách vui vẻ hòa đồng sẽ có ý nghĩa biết bao. Ở trong trung tâm tuy có thể rất tốt nhưng có khác gì cái lồng. Sao không cho những con chim nhỏ ấy được tự do ca hát với bạn bè trong những ngày ngắn ngủi của cuộc đời?
Trên đây là những ý kiến mà Tâm sự bạn trẻ đã tổng hợp được từ các trang web: webtretho.com, vietnamnet.vn và tamsubantre.org. Mỗi người có một cách nhìn khác nhau đối với vấn đề trẻ có H cùng đến trường với trẻ không có H. Vậy còn bạn, bạn nghĩ gì về vấn đề này? Hãy nhấn chuột vào dòng chữ Trao đổi thảo luận để đưa ra ý kiến của mình nhé.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00