Tóm tắt tình hình dịch AIDS toàn cầu Thứ Tư, 23/07/2014, 00:00
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) đã lấy đi sinh mạng của hơn 25 triệu người kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981, và trở thành một trong những dịch tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử.
Những số liệu:
Số người sống chung với HIV năm 2005:
Tổng số 40,3 triệu (36,7 – 45,3 triệu)
Người lớn 38,0 triệu (24,5 – 42,6 triệu)
Phụ nữ 17,5 triệu (16,2 – 19,3 triệu)
Trẻ em dưới 15 tuổi 2,3 triệu (2,1 – 2,8 triệu)
Số người mới nhiễm HIV trong năm 2005:
Tổng số 4,9 triệu (4,3 – 6,6 triệu)
Người lớn 4,2 triệu (3,6 – 5,8 triệu)
Trẻ em dưới 15 tuổi 700,000 (630,000 – 820,000)
Tử vong do AIDS trong năm 2005:
Tổng số 3,1 triệu (2,8 – 2,9 triệu)
Người lớn 2,6 triệu (2,3 – 2,9 triệu)
Trẻ em dưới 15 tuổi 570,000 (510,000 – 670,000)
(Khoảng dao động xung quanh con số ước tính trong bảng này xác định ranh giới trong đó bao gồm con số thực, dựa trên những thông tin tốt nhất hiện có)
Hiện nay, tình hình cũng đang có chiều hướng “sáng sủa” dần lên. UNAIDS vừa công bố bản báo cáo thống kê về triển vọng đạt được sự tiếp cận phổ cập điều trị HIV. Theo đó, trong năm 2012, thế giới có khoảng 2,3 triệu các trường hợp nhiễm mới HIV ở người lớn và trẻ em, giảm 33% so với năm 2001. Riêng số ca nhiễm mới HIV ở trẻ trong năm 2012 đã giảm 52% so với năm 2001 (chỉ còn 260.000 trường hợp). Các trường hợp tử vong liên quan đến AIDS cũng giảm 30% kể từ mức đỉnh trong năm 2005. Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng trong công tác truyền thông phòng chống HIV và việc mở rộng tiếp cận điều trị kháng virút. Những con số thống kê này cho thấy hy vọng có thể chặn đứng, cũng như đảo ngược đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu.
Tuy nhiên cho dù đã có rất nhiều tiến bộ gần đây trong việc tiếp cận với điều trị kháng virus (ARV) và chăm sóc ở nhiều khu vực trên thế giới, đại dịch AIDS vẫn lấy đi khoảng 3,1 triệu sinh mạng (dao động trong khoảng 2,8 – 3,6 triệu) trong năm 2005, bao gồm hơn nửa triệu trẻ em (570,000).
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng HIV sẽ bị đẩy lùi bởi các chương trình can thiệp mạnh mẽ và phối hợp. Việc duy trì các nỗ lực trong những hoàn cảnh khác nhau đã giúp làm giảm tỉ lệ mới nhiễm HIV ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới tại nhiều nước phương Tây, ở nhóm thanh niên Uganda, trong số người bán dâm và khách hàng ở Thái Lan và Campuchia, và ở người tiêm chích ma tuý tại Tây Ban Nha và Brazil. Hiện nay có những bằng chứng mới cho thấy các chương trình dự phòng được bắt đầu thực hiện từ trước đây cuối cùng cũng có hiệu quả trong việc làm giảm tỉ lệ hiện nhiễm HIV ở Kenya, Zimbabwe và khu vực thành thị của Haiti.
Số người đang sống với HIV đã gia tăng ở tất cả các khu vực trên thế giới trong vòng 2 năm qua, chỉ trừ một khu vực. Khu vực Carribê là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề đứng hàng thứ hai trên thế giới nhưng tỷ lệ nhiễm HIV nói chung không thay đổi trong giai đoạn 2003 – 2005.
Khu vực cận Sahara châu Phi vẫn là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, có khoảng 25,8 triệu (dao động trong khoảng 23,8 – 28,9 triệu) người đang sống với HIV ở khu vực này, tức là cao hơn so với năm 2003 khoảng gần 1 triệu người. Khu vực cận Sahara châu Phi chiếm 2/3 số người đang sống với HIV và 77% số phụ nữ nhiễm HIV của toàn thế giới. Chỉ riêng trong năm 2005, ước tính 2,4 triệu (dao động trong khoảng 2,1 – 2,7 triệu) người đã tử vong vì các bệnh tật liên quan đến HIV ở khu vực này, trong khi đó lại có thêm 3,2 triệu (dao động trong khoảng 2,8 – 3,9 triệu) người mới nhiễm HIV.
Các dịch AIDS đang tiếp tục gia tăng ở Đông Âu và Trung Á, và Đông Á. Ở Đông Âu và Trung Á, số người sống với HIV tăng thêm 25% (lên đến 1,6 triệu người) kể từ năm 2003, và số tử vong do AIDS đã tăng lên gấp đôi (lên tới 62,000) trong cùng thời kỳ. Ở Đông Á, số người sống với HIV trong năm 2005 cao hơn 2 năm trước đó 20% (lên đến 870,000 người).
Số phụ nữ bị ảnh hưởng bởi AIDS cũng tiếp tục gia tăng. Vào thời điểm năm 2005, 17,5 triệu (dao động trong khoảng 16,2 – 19,3 triệu) phụ nữ đang sống với HIV, tức là cao hơn năm 2003 một triệu người. Mười ba triệu rưỡi (dao động trong khoảng 12,5 – 15,1) phụ nữ trong số đó đang sống ở khu vực cận Sahara châu Phi. Ảnh hưởng ngày càng lớn của AIDS lên phụ nữ cũng được thể hiện rõ ở Nam và Đông nam châu Á (là khu vực có gần hai triệu phụ nữ đang sống với HIV), ở Đông Âu và Trung Á.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tại sao quan hệ tình dục đồng tính nam có nguy cơ lây nhiễm HIV cao? Thứ Ba, 30/04/2024, 00:00
- Một số thông tin cần biết về bệnh lao đồng nhiễm HIV Chủ Nhật, 24/03/2024, 00:00
- Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, bao lâu sẽ phát bệnh? Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Tổng quan về nguy cơ lây nhiễm HIV Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Nguy cơ nhiễm HIV ở người mắc các bệnh lây qua đường dục (STDs) Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV sao cho an toàn? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào cho đúng? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Nếu tuân thủ điều trị thuốc kháng HIV tốt, người nhiễm HIV sẽ không lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- [HIV] Thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu? Thứ Ba, 06/09/2022, 00:00
- Các đường lây truyền HIV Thứ Sáu, 15/08/2014, 07:00
Các tin khác
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Bắc Ninh Thứ Tư, 16/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Hải Phòng Thứ Hai, 14/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Quảng Nam Chủ Nhật, 13/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Đà Nẵng Thứ Bẩy, 12/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Cần Thơ Thứ Sáu, 11/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại TP Hồ Chí Minh Thứ Năm, 10/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Nghệ An Thứ Tư, 09/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Hà Nội Thứ Ba, 08/07/2014, 00:00
- Tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam Thứ Bẩy, 05/07/2014, 00:00
- Toàn cầu tăng cường hỗ trợ trẻ em bị nhiễm, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Thứ Năm, 26/06/2014, 00:00
- Phơi nhiễm HIV tại cộng đồng - Hướng xử trí và điều trị Thứ Sáu, 31/01/2014, 00:00
- Kỹ thuật Test nhanh HIV trên mẫu nước bọt có độ tin cậy ra sao? Thứ Năm, 30/01/2014, 00:00