Thuốc điều trị làm giảm tỷ lệ nhiễm và chết vì HIV Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Những số liệu mới nhất của WHO và UNAIDS cho thấy, việc được tiếp cận tốt hơn với thuốc kháng vi rút đã giúp tỉ lệ tử vong vì HIV giảm hơn 10% trong 5 năm qua.
Theo tổ chức Y tế thế giới và Chương trình hợp tác Phòng chống AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS), ước tính trên thế giới hiện có khoảng 33,4 triệu người nhiễm HIV và số trường hợp nhiễm mới HIV cũng giảm đi đáng kể. Việc tiếp cận tốt hơn với thuốc điều trị đã giúp cứu sống nhiều mạng người.
Tổng số nhiễm HIV năm 2008 Cận Sahara Châu Phi: 22,4 triệu |
Tính từ thời điểm đại dịch bùng phát, tổng cộng đã có gần 60 triệu người nhiễm HIV và 25 triệu người tử vong vì loại vi rút này.
Các chương trình phòng chống
Số trường hợp mới mắc HIV năm 2008 |
Ở Đông Âu, sau lần tăng đột ngột số ca nhiễm mới trong nhóm tiêm chích ma tuý, tỷ lệ nhiễm đã giảm đáng kể.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới, bác sỹ Margaret Chan nói: "Việc đầu tư cho HIV ở tầm quốc gia và quốc tế đã đem lại những kết quả cụ thể và có thể tính đếm được. Chúng tôi sẽ không để động lực này giảm sút. Đây là thời điểm nhân đôi nỗ lực của chúng ta và cứu sống nhiều người hơn.”
Nhiễm HIV ở trẻ em
Liệu pháp kháng vi rút cũng đã có tác động đáng kể tới việc phòng các trường hợp nhiễm mới ở trẻ em do các bà mẹ nhiễm HIV đã được tiếp cận với thuốc phòng lây nhiễm từ mẹ sang con.
Từ năm 2001, khoảng 200,000 trường hợp nhiễm mới ở trẻ em đã được ngăn chặn.
Số trường hợp chết vì AIDS 2008
Cận Sahara, châu Phi: 1,4 triệu
Đông Á: 59.000
Mỹ La tinh: 77.000
Bắc Mỹ: 25.000
Tây và Trung Âu: 13.000
Đông Âu và Trung Á: 87.000
Trung Đông và Bắc Phi: 20.000
Châu Đại Dương: 2.000
Ở Botswana, trong 5 năm qua, do thuốc điều trị được tiếp cận tới khoảng 80% khu vực, số ca tử vong vì AIDS đã giảm khoảng 50% và số trẻ mồ côi đã cũng giảm đáng kể do cha mẹ các em sống lâu hơn.
Ông Michael Sidibe, giám đốc điều hành UNAIDS cho rằng, mặc dù các chương trình phòng chống đã giúp giảm số trường hợp nhiễm mới nhưng các chương trình này vẫn chưa đi đúng hướng lắm. Ông nói: “Nếu chúng ta làm tốt hơn việc cung cấp các nguồn lực và chương trình tới những nơi chúng sẽ có tác động tốt nhất thì hiệu quả sẽ đạt được mau hơn và cứu được nhiều người hơn”.
Hồng Dung (Theo BBC)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00