Thông điệp sai lầm trên mạng xã hội về mặt trời và kem chống nắng Thứ Sáu, 05/07/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Theo các chuyên gia về y tế cho biết: Khi hành tinh của chúng ta đang trải qua năm có thể là nóng nhất trong lịch sử, một số người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đang truyền bá những thông điệp về mặt trời và kem chống nắng không chỉ sai sự thật mà còn nguy hiểm.
Những thông tin sai lầm như:
- “Hãy ngừng thoa kem chống nắng”, một người có sức ảnh hưởng trên TikTok với 1,6 triệu người theo dõi và 36 triệu lượt thích chia sẻ. "Bạn càng dành nhiều thời gian ở ngoài trời, bạn càng ít có khả năng bị cháy nắng", một TikToker cởi trần có gần 90.000 người theo dõi và hơn 11 triệu lượt thích tuyên bố.
- “Mặt trời không gây ung thư da”, một chuyên gia TikTok có 76.000 người theo dõi khẳng định trong bài đăng được đánh dấu gần 4.000 lần.
- "Làm mát da có thể giúp ngăn ngừa cháy nắng", một TikTokker khác với hơn 4 triệu lượt thích tuyên bố. "Khi tôi cảm thấy da mình bắt đầu nóng lên dưới ánh nắng mặt trời, tôi sẽ xuống biển hoặc xuống hồ bơi và làm mát".
Các chuyên gia cho biết, những khẳng định như vậy đi ngược lại hàng thập kỷ nghiên cứu khoa học về mối nguy hiểm của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và vai trò bảo vệ của kem chống nắng. Theo Quỹ Ung thư da: Bức xạ cực tím (UV) là "chất gây ung thư đã được chứng minh ở người", gây ra ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào đáy và u hắc tố.
Tia cực tím A (UVA) có bước sóng dài và tia cực tím B (UVB) có bước sóng ngắn xuyên qua tầng ozone và có thể làm bỏng, tổn thương, và lão hóa ngay cả trong những ngày nhiều mây.
(Ảnh: internet)
Tiến sĩ Kathleen Suozzi, bác sĩ phẫu thuật da liễu tại Trường Y khoa Yale cho biết: "Nghiên cứu sâu rộng đã chỉ ra rằng bức xạ UV từ mặt trời là nguyên nhân đáng kể gây ra các bệnh ung thư da như u hắc tố. Đến thời điểm này, điều đó thực sự không thể chối cãi. Bức xạ UV có cả UVA và UVB, và chúng ta biết rằng cả hai đều làm hỏng DNA trong tế bào da. Những đột biến này tích tụ theo thời gian và sau đó dẫn đến ung thư da - có thể nhanh chóng lan rộng khắp cơ thể - cũng như nếp nhăn, đốm đen và các dấu hiệu lão hóa da khác”.
Bạn nên làm gì? Các chuyên gia cho biết, việc đội mũ, đeo kính râm và mặc quần áo bảo hộ - cùng với kem chống nắng và ở trong bóng râm trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Tuy nhiên, nhảy xuống nước để làm mát da thì không, mà nó hoàn toàn ngược lại. Khi đó bạn sẽ mất đi cảm giác về nhiệt, do đó bạn sẽ tiếp xúc nhiều hơn với tia UV mà không hề hay biết, và vì nước phản chiếu, nên bạn sẽ tiếp xúc gấp đôi với tia UV trên mặt.
Tổn thương do ánh nắng mặt trời sớm có thể dẫn đến ung thư hắc tố nhiều năm sau đó.
Theo các chuyên gia, trong lịch sử, thế hệ trẻ thường không bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời một cách đầy đủ. Các cuộc khảo sát cho thấy xu hướng này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay trong số những người trẻ tuổi thuộc thế hệ Z.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ phát hiện chỉ có 8% nam giới và 26% phụ nữ dưới 30 tuổi cho biết họ luôn sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài hơn một giờ vào ngày nắng.
“Ánh sáng mặt trời không độc hại, chỉ có kem chống nắng mới độc hại”, theo một cộng tác viên của X, người cho biết anh là chuyên gia về việc tắm nắng mà không cần kem chống nắng.
David Andrews, một nhà khoa học cấp cao của Nhóm công tác môi trường (EWG), một tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ủng hộ sự an toàn của kem chống nắng, cho biết: Trong khi một số sản phẩm có chứa các hóa chất đáng lo ngại thì nhiều sản phẩm là an toàn khi sử dụng, và kem chống nắng phổ rộng hiện nay có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB tốt hơn nhiều. Kem chống nắng gốc khoáng không thấm vào da và tốt hơn cho môi trường. Có nhiều lựa chọn tốt, an toàn trên thị trường và không để lại vệt trắng trên da.
(Ảnh: internet)
Các chuyên gia cho biết, trừ khi tắm nắng quá nhiều, tổn thương da có thể mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ để phát triển, khiến những người trẻ tuổi ngày nay thiếu cảnh giác về nguy cơ bị lão hóa da sớm và mắc các bệnh ung thư da nguy hiểm như ung thư hắc tố.
Tiến sĩ Kelly Olino, giám đốc lâm sàng của Chương trình Ung thư hắc tố Smilow tại Trung tâm Ung thư Yale ở New Haven, Connecticut, cho biết: "Ung thư hắc tố là căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất mà con người từng biết đến. Ung thư hắc tố là loại ung thư duy nhất mà nếu nó có kích thước hai milimét đã là rất nghiêm trọng. Trong khi ở một người bị ung thư ruột kết hai milimét là trường hợp được phát hiện rất sớm".
Tắm nắng và cháy nắng
Những hiểu lầm:
- Mặc dù cháy nắng có vẻ là điều không nên đối với nhiều bậc thầy truyền thông xã hội này, nhưng họ vẫn khuyến khích những người theo dõi mình đi rám nắng. Lý do là như thế này: Khi tiếp xúc với tia UV tăng lên, một sắc tố trong da gọi là melanin sẽ sẫm màu hơn. Melanin có đặc tính bảo vệ chống lại bức xạ UV; do đó, nên khuyến khích việc rám nắng.
- Một người dùng Tiktok đã thu thập được hơn 3 triệu lượt thích cho biết: "Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ từ cho phép bạn sản sinh melanin và bảo vệ làn da theo cách tự nhiên".
- "Miễn là bạn có làn da rám nắng tốt, bạn không cần kem chống nắng. Tốt hơn nhiều là chỉ cần lặng lẽ, từ từ tạo nên làn da rám nắng vào mùa xuân", một nhà khoa học máy tính được phỏng vấn trên X (Twitter), cho biết.
Theo Nhóm công tác về môi trường, thông tin không chính xác về kem chống nắng có thể được tìm thấy trên TikTok, Instagram, X và các trang web truyền thông xã hội khác.
Theo các chuyên gia:
Olino cho biết: “Rám nắng là phản ứng của cơ thể khi bị tổn thương, vì vậy làn da rám nắng vốn đã bị tổn thương và việc bạn làm chỉ là tạo ra ngày càng nhiều tổn thương hơn. Trong trường hợp tốt nhất với làn da rám nắng hoặc bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, melanin được sản sinh sẽ cung cấp cho bạn chỉ số SPF từ 2 đến 4 hoặc hơn, và chúng tôi sẽ không bao giờ nói với mọi người rằng chỉ số SPF dưới 30 sẽ có thể bảo vệ bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời”.
Suozzi giải thích: Trên thực tế, cháy nắng không chỉ là dấu hiệu cảnh báo về tổn thương nhỏ do ánh nắng mặt trời. Đó là dấu hiệu của tế bào chết thực sự. Chúng tôi thấy điều này dưới kính hiển vi, và gọi chúng là các tế bào bị cháy nắng, khi tế bào thực sự chết, cơ thể tạo ra tình trạng viêm, và đó là nguyên nhân gây ra tình trạng đỏ da. Đây là một quá trình viêm rất nghiêm trọng”.
Andrews cho biết, khi nói đến vitamin D, bạn chỉ cần phơi nắng 15 phút mỗi ngày và nhất thiết không thoa kem chống nắng cho da để có được vitamin D. Vitamin D vẫn có thể được tạo ra khi bạn thoa kem chống nắng. Bạn thực sự vẫn có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có lợi khi thoa kem chống nắng giúp giảm nguy cơ bị cháy nắng và ngăn ngừa tình trạng tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.
Một chút sự thật, nhiều điều nhảm nhí
- Một số người truyền thông xã hội thường đưa ra những ý tưởng bóp méo sự thật, chẳng hạn như chỉ ra dữ liệu cho thấy sự gia tăng đồng thời trong việc sử dụng kem chống nắng và chẩn đoán ung thư hắc tố mới.
- Một người có sức ảnh hưởng trên TikTok cho biết: "Kể từ khi kem chống nắng ra đời, tỷ lệ ung thư da ngày càng tăng".
- "Nếu bạn nghĩ kem chống nắng có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh ung thư hắc tố, tại sao tỷ lệ lại tăng lên?", nhà khoa học máy tính đặt câu hỏi trong cuộc phỏng vấn trên TikTok.
Ý kiến chuyên gia:
Suozzi cho biết, đúng là tỷ lệ các ca ung thư hắc tố đang tăng lên, nhưng không phải do kem chống nắng. Thay vào đó, hãy ghi nhận các bác sĩ da liễu, những người phát hiện ung thư da ở giai đoạn sớm và cứu sống được nhiều người. Nhờ có sàng lọc tốt hơn, các bác sĩ đã phát hiện được các khối u ác tính ở giai đoạn sớm hơn, dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh được báo cáo cao hơn. Ngoài ra, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra sự gia tăng các khối u ác tính ngày nay đã xảy ra cách đây 40 hoặc 50 năm, khi mọi người ở độ tuổi 20 và không có khả năng sử dụng kem chống nắng. Vì vậy, nguy cơ thúc đẩy của tỷ lệ bệnh là việc tiếp xúc nhiều năm trước, chứ không phải việc sử dụng kem chống nắng ngày càng tăng hiện nay”.
Các chuyên gia cho biết nhiều người dùng mạng xã hội sử dụng một phần sự thật rồi bóp méo nó.
Nguồn: Sandee LaMotte , CNN
Một số biện pháp ngăn chặn tác hại của tia UV Việt Nam là quốc gia có đường xích đạo đi qua nên mọi người sinh sống ở đây tiếp xúc với lượng ánh sáng mặt trời khá nhiều và thường chịu tác hại của tia UV nhiều hơn so với một số quốc gia khác. Để hạn chế tác hại của tia UV, bạn cần lưu ý những vấn đề sau: – Mặc quần áo dày: Nếu đi ra ngoài vào trời nắng, bạn nên mặc những quần áo dày, dài tay, tối màu và mũ rộng vành để che chắn cơ thể khỏi ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, bạn có thể mặc một số trang phục chuyên nghiệp, trong đó chứa hợp chất có công dụng chống nắng (có chỉ số UPF - Ultraviolet Protection Factor) cao, đặc biệt là khi đi ra ngoài trong thời gian dài.
– Sử dụng kem chống nắng: Nên dùng những loại kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF (Sun Protection Factor) 30 trở lên để có thể ngăn chặn 2 loại tia UVA và UVB làm tổn thương da (Tia UVA có thể gây lão hóa da, trong khi tia UVB gây bỏng nắng). Thoa kem chống nắng đều lên tất cả các vùng da tiếp xúc với ánh nắng ít nhất 15-30 phút trước khi ra ngoài. Đừng quên các vùng dễ bỏ qua như tai, gáy, và lưng tay. Bôi lại sau mỗi 2-3 giờ hoặc sau khi bơi, đổ mồ hôi, hoặc lau mặt bằng khăn. – Tránh ánh nắng mặt trời vào giờ cao điểm: Hạn chế ra ngoài từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi tia UV mạnh nhất. Khi ở ngoài trời, nên tìm nơi có bóng mát như dưới cây cối, lều hoặc mái che để giảm tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. – Sử dụng kính mắt bảo vệ: Chọn kính mắt chống lại tia UV. Kính mắt bảo vệ không chỉ ngăn tia UV gây hại cho mắt mà còn giúp giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến mắt như đục thủy tinh thể. – Chăm sóc da sau khi tiếp xúc với ánh nắng: sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc các sản phẩm phục hồi da để giữ cho da luôn mềm mại và làm dịu da. Các sản phẩm có chứa vitamin C, vitamin E, và các chất chống oxy hóa khác có thể giúp bảo vệ da khỏi tổn thương do tia UV và làm giảm quá trình lão hóa da. – Chế độ ăn uống: Bạn không nên ăn nhiều đồ chua, đồ ngọt hay dầu mỡ. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các loại rau củ giàu kali, các loại trái cây giàu vitamin vừa tốt cho sức khỏe vừa bảo vệ làn da. – Theo dõi thời tiết trước khi ra ngoài để biết mức độ cảnh báo của tia UV trong ngày và điều chỉnh kế hoạch của bạn cho phù hợp. – Hạn chế tiếp xúc với tia UV: nếu sử dụng giường tắm nắng hoặc các thiết bị phát tia UV khác, hãy tuân thủ hướng dẫn và hạn chế thời gian tiếp xúc. Tốt nhất là tránh hoàn toàn các thiết bị này, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. – Trường hợp cần thiết, hãy khám gặp bác sĩ da liễu để phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương da hoặc ung thư da. -TSBT tổng hợp- |
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
Các tin khác
- Tính thẩm mỹ của Y2K tái xuất hiện như nền tảng văn hóa Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
- 10 thứ bạn không bao giờ nên đắp lên mặt vào mùa hè vì nó sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi Thứ Ba, 11/06/2024, 00:00
- Quần áo nói lên suy nghĩ của con người? Thứ Hai, 13/05/2024, 00:00
- Những món đồ làm đẹp không thể thiếu trong túi xách của chị em Thứ Sáu, 05/04/2024, 13:00
- Mặc sườn xám để những kiểu tóc này sẽ đẹp như mỹ nhân Thứ Sáu, 29/03/2024, 12:00
- Gợi ý kiểu tóc đẹp cho nữ sinh mặc áo dài chụp ảnh kỷ yếu Thứ Sáu, 29/03/2024, 12:00
- Gợi ý 20 món quà cho người yêu lãng mạn và ý nghĩa nhất 2024 Thứ Sáu, 08/03/2024, 14:00
- 9 thói quen chăm sóc bản thân phụ nữ ngoài 40 nên làm mỗi ngày Thứ Năm, 11/01/2024, 14:00
- 9 loại thực phẩm tăng nội tiết tố nữ Thứ Năm, 11/01/2024, 13:00
- 6 thực phẩm bổ sung estrogen tự nhiên cho phái nữ Thứ Năm, 11/01/2024, 12:00
- Bạn có biết chăm sóc da khi mang bầu chưa vậy ? Thứ Năm, 07/12/2023, 14:00
- Cách chữa mụn khi mang bầu Thứ Năm, 30/11/2023, 12:00