Thêm một tác dụng của cắt bao quy đầu Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Cắt bao quy đầu còn giúp phòng chống HIV
tamsubantre.org - Bao quy đầu hẹp và dài thường gây cản trở trong việc vệ sinh. Nước tiểu, mồ hôi và những chất bài tiết khác bị đọng lại lâu ngày dưới lớp da quy đầu có thể dẫn đến viêm nhiễm hoặc ung thư dương vật. Đồng thời, hẹp và dài bao quy đầu cũng có thể khiến XY gặp khó khăn khi “giao ban” cùng bạn gái.
Cắt bao quy đầu được xem là giải pháp hiệu quả giúp khắc phục những rắc rối trên. Tuy nhiên, một số người còn cho rằng việc cắt bao quy đầu còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Câu chuyện này thực hư ra sao, mời bạn khám phá cùng Tâm sự bạn trẻ.
Cắt bao quy đầu liệu có giúp phòng chống HIV?
Tính đến nay, đã có khoảng hơn 40 nghiên cứu về dịch tễ học, chủ yếu được thực hiện ở châu Phi cho thấy, cắt bao quy đầu có thể giúp nam giới chống lại HIV. Nguy cơ lây nhiễm HIV ở nam giới cắt bao quy đầu ít hơn từ 2 – 8 lần so với những người không cắt. Đồng thời, việc cắt bao quy đầu cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai... Hơn thế, những người có bệnh lây truyền qua đường tình dục thường có nguy cơ lây nhiễm HIV nhiều hơn những người không có bệnh này từ 2 – 5 lần, nhưng khi cắt bao quy đầu, khả năng được bảo vệ của họ lại tăng lên đến 5 lần.
Một nghiên cứu mới đây được thực hiện trên các cặp vợ chồng ở Uganda đã chỉ ra những bằng chứng hết sức thuyết phục về hiệu quả phòng chống lây nhiễm HIV của việc cắt bao quy đầu. Tham gia nghiên cứu, có 50 người đàn ông đã cắt bao quy đầu có bạn tình là người có HIV không hề bị lây nhiễm HIV trong suốt hơn 30 tháng. Trong khi đó, đã có 40/137 người đàn ông không cắt bao quy đầu nhiễm HIV trong thời gian này.
Cả hai nhóm đối tượng nghiên cứu đều có quyền được xét nghiệm HIV miễn phí, được hướng dẫn về việc phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và được phát bao cao su miễn phí (bao cao su luôn có sẵn). Nhưng có tới 89% nam giới chẳng bao giờ sử dụng bao cao su. Những phát hiện này đã khiến các nhà khoa học tập trung chú ý vào hiệu quả bảo vệ của việc cắt bao quy đầu.
Vì sao cắt bao quy đầu giúp nam giới an toàn hơn trước vi rút HIV?
Trong 50 triệu người nhiễm HIV trên thế giới, khoảng một nửa là nam giới. Đa số họ bị nhiễm bệnh qua dương vật. Sự lây nhiễm này chủ yếu qua đường giao hợp dương vật - âm đạo hoặc dương vật – hậu môn.
Dương vật bao gồm thân dương vật, quy đầu, ống niệu đạo, bề mặt bên trong và bên ngoài của quy đầu, dây hãm bao quy đầu, phần da quy đầu bao bọc xung quanh quy đầu. Khi được cắt bao quy đầu, lớp sừng bên ngoài cùng các biểu mô phân tầng sẽ bao bọc phần thân dương vật và bề mặt quy đầu. Điều này cung cấp một lớp bảo vệ chống lại việc lây nhiễm HIV.
Hơn thế nữa, sau khi vi rút HIV xâm nhập, các tế bào Langerhans không chỉ tạo điều kiện để tái tạo các vi rút HIV dễ dàng mà còn vận chuyển nó đến các hạch bạch huyết gần đó, làm cho HIV lây lan đến các tế bào miễn dịch khác.
Ngay cả khi chúng ta không tính đến sự có mặt của tế bào nhạy cảm với HIV thì khi bao quy đầu còn, nó cũng có thể là “cái túi” chứa dịch tiết âm đạo của người phụ nữ nhiều hơn. Lượng dịch tích tụ nhiều cùng thời gian lưu giữ là những yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
Những nghiên cứu đầu tiên về tác dụng của việc cắt bao quy đầu ở nam giới trong việc phòng chống lây nhiễm HIV được thực hiện ở Châu Phi. Vì các quốc gia ở Châu Phi vốn là nơi là có tỉ lệ nam giới nhiễm HIV thông qua giao hợp dương vật âm đạo nhiều nhất nên việc cắt bao quy đầu đã trở thành một trong những chương trình quan trọng trong chiến lược phòng chống HIV ở khu vực này. Ở Việt Nam, việc cắt bao quy đầu chưa có trong các chương trình phòng chống HIV. Song khi đã biết thêm về tác dụng này của việc cắt bao quy đầu, việc bạn có được “chiến lược” riêng cho mình để phòng chống HIV cũng là một việc làm có ý nghĩa, đặc biệt trong các trường hợp bạn bị hẹp hoặc dài bao quy đầu.
Hoa Cát (theo CDC/WHO/BMJ)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00