Giao diện chuẩn

Tham vấn công chúng về Dự thảo Luật: Có thực sự là “Đồng chí”? Thứ Bẩy, 02/11/2013, 00:00

Tham vấn công chúng về Dự thảo Luật: Có thực sự là “Đồng chí”?

Ngày 1/10/2013 vừa qua, Viện Nghiên cứu lập pháp đã tổ chức hội nghị tham vấn công chúng về Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 – Dự thảo Luật đang được xã hội quan tâm hiện nay.

 

Hội nghị đã diễn ra với sự góp mặt của nhà làm luật, các tổ chức xã hội dân sự quan tâm và đại diện các nhóm cộng đồng có liên quan. Mở đầu bài phát biểu của mình tại hội nghị, ông Dương Đăng Huệ - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế đồng ý rằng hội nghị tham vấn là cần thiết “Không phải dự thảo luật nào cũng cần hội nghị như thế này. Luật Hôn nhân gia đình là luật bất cứ ai đều đụng chạm cả”. Ông cũng vui vẻ xin phép gọi những người tham dự hội nghị là “đồng chí” – Những người cùng chí hướng. Nhưng liệu có thực sự là “đồng chí”?

 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Ông Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp chỉ ra cho đến nay, Luật Hôn nhân và gia đình không ngừng được bổ sung hoàn thiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân các thành viên trong gia đình và từ năm 2000 tới nay, sau hơn 12 năm thực hiện, Luật bộc lộ một số bất cập hạn chế, đặt ra phải sửa đổi. Ông cũng chỉ ra 5 vấn đề hiện còn tranh cãi trong Dự thảo luật. Trong đó, cũng nằm trong điều kiện kết hôn nhưng là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất và muốn nhấn mạnh nhất là kết hôn ở những người đồng giới. Ông cho rằng, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền “Nhà nước làm những việc pháp luật cho phép nhưng dân được làm những việc mà pháp luật không cấm. Không cấm tức là dân được làm thì sao lại không cho phép?”. Nhiều đại biểu tham dự hội nghị thể hiện sự tán thành với phát biểu này trong các phần tiếp theo của hội nghị.
 
 
Hội nghị thu hút sự quan tâm của nhiều đại diện bên lập pháp và các nhóm xã hội cũng như các đại diện khác
 
Vẫn giữ nguyên quan điểm của mình, ông Dương Đăng Huệ - Vụ trưởng Vụ pháp luật Dân sự chỉ ra việc “bỏ cấm” nhưng thay bằng “không thừa nhận” hôn nhân đồng giới là bước tiến hơn hẳn, là “cách mạng”, một sự thay đổi lớn về nhận thức. Theo ông, với vấn đề “nhạy cảm” này và thực tiễn hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới, pháp luật không thể không đề cập tới nhưng cùng với hợp đồng nhân sự thì sửa đổi này là hợp lý, phù hợp. Ông khẳng định “Không có nước nào hôm nay cấm mà ngày mai thừa nhận”. Tuy nhiên, cũng trong bài phát biểu của mình, ông thừa nhận pháp luật không thể không đề cập đến vấn đề này bởi theo thực tiễn hiện nay, những người đồng tính – song tính – chuyển giới (LGBT) có một cộng đồng, ngày càng đông và thực tiễn 13 năm cấm kết hôn đồng giới nhưng việc chung sống vẫn diễn ra, các can thiệp, biện pháp hành chính….đều vô dụng. Vậy “bỏ cấm” nhưng “không thừa nhận” có thực sự là “cách mạng”? Hợp đồng nhân sự có thực sự bảo vệ được quyền lợi của cộng đồng LGBT, giải quyết được “một cách nhân đạo các hậu quả phát sinh do quá trình chung sống” trong đó có cả các quyền cơ bản nhất – quyền con người, quyền bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc ? Cũng trên góc độ quyền và giới, ông Chris Fontaine – Cố vấn quan hệ đối tác Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS đại diện trình bày khuyến nghị của UNWOMEN, UNAIDS và UNDP về Dự thảo luật này. Theo đó, ông khẳng định nhằm tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền đã nêu trong “Tuyên bố toàn cầu về quyền con người” khuyến nghị xóa bỏ Điều 17d “bỏ quy định hôn nhân đồng giới khỏi danh mục hôn nhân bị cấm và như vậy là hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới”. Khuyến nghị cũng sửa đổi và mở rộng các định nghĩa, từ ngữ, thay bằng các từ “trung tính” để đảm bảo bình đẳng giới.
 
 
Đại diện Liên hợp quốc đưa ra các khuyến nghị về lồng ghép giới trong dự thảo luật
 
Một ý kiến khác của thành viên tổ soạn thảo luật, Tiến sỹ Nguyễn Văn Cừ giãi bày “Làm luật rất vất vả, mục đích không gì hơn là xây dựng gia đình tốt đẹp, xã hội tốt đẹp hơn lên”. Có lẽ đây là lời phát biểu mang tính “đồng chí” nhất trong hội nghị này. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được mục đích đấy? Thế nào là gia đình tốt đẹp, xã hội tốt đẹp? Ông cũng phân tích các cặp đồng giới chung sống sẽ không làm phát sinh vấn đề con cái do họ không thể có con chung. Người con đó chỉ có thể là con của một trong 2 người đồng tính đó và luật pháp cũng chỉ mới cho phép nhận con nuôi với cặp vợ - chồng có đăng ký kết hôn. Không thể chung sống với người mình yêu thương như một gia đình, không thể nhận con nuôi, cảm giác bất an, phải che giấu có phải là gia đình tốt đẹp? Xã hội tốt đẹp đó liệu đã đảm bảo được quyền bình đẳng, quyền con người cho tất cả mọi người? Ông Lương Thế Huy – Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cũng đặt câu hỏi “luật này có thể làm cuộc sống LGBT tốt hơn lên khi được thông qua?” và mong muốn “Sự bình đẳng triệt để nhất”. Chắc hẳn đây cũng là băn khoăn của không ít người trong xã hội.
 
 
Ông Lương Thế Huy - Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường – một trong những tiếng nói bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT
 
Lên tiếng vì quyền của bản thân, của người thân là người đồng giới, hội nghị đã được lắng nghe những chia sẻ, những “dẫn chứng”, những phản biện của “người trong cuộc” mà theo Ông Dương – đại biểu quốc hội, đây là những phát biểu cảm động, dũng cảm và kiên cường, “Luật pháp không phải là sự khô cứng áp đặt cho ai cả mà phải có tính nhân văn, có tình người”. Theo đó, ông cho rằng hôn nhân đồng giới và vấn đề cần suy nghĩ.
 
Là một người dị tính như số đông, cũng từng kì thị cộng đồng LGBT nhưng là người mẹ có con là người đồng tính, cô Ly đã chia sẻ những trải nghiệm của mình hết sức chân thành, cảm động và thuyết phục. Theo cô, “Không thừa nhận là chối bỏ. Đối với tôi không cấm nhưng không thừa nhận cũng không tốt đẹp gì hơn cả, xúc phạm thêm cộng đồng này, tạo sự kì thị. Thà cấm còn hơn”. Cô chia sẻ bản thân mình cũng như nhiều cha mẹ khác có con là người đồng tính, vì thương con, thấy con mình bị kỳ thị vì “khác biệt” nên “cắn răng kỳ thị con mình đưa nó trở về là người “bình thường””. Chỉ nghe thôi nhưng cũng phần nào thấy được sự chua xót và cay đắng của người mang tâm trạng đó. Cô khẳng định khi hôn nhân đồng giới được thừa nhận, cộng đồng LGBT an tâm hơn, hạnh phúc hơn khi sống thật và “người đồng tính không lấy đi quyền gì của người dị tính cả, có chăng chỉ làm xã hội đoàn kết hơn”. Hơn thế, các cặp đồng tính này, theo cô, có thể nhận con nuôi là những trẻ bị bỏ rơi, mồ côi để những trẻ này có cơ hội phát triển và giảm bớt gánh nặng xã hội. Phải chăng đây là ý nghĩa của “gia đình tốt đẹp”, “Xã hội tốt đẹp”?
 
Cô cũng chia sẻ những băn khoăn của mình – một người dị tính mà chắc hẳn những người dị tính tham dự hội nghị ít nhiều đều phải suy nghĩ “Quyền của LGBT là quyền chính đáng, quyền con người, ai cũng phải được hưởng như vậy thì tại sao người dị tính được còn người đồng tính không được? Người dị tính không đăng ký kết hôn mà ký hợp đồng thì họ nghĩ như nào? Cảm thấy như nào? Tình yêu mà thể hiện bằng hợp đồng thì họ cảm xúc ra sao?”
 
Cảm thấy bất bình đẳng khi phải chứng minh, phải thể hiện hạnh phúc của gia đình mình và thể hiện mong muốn của người con của mình, một người đồng tính nữ đã cùng chung sống hơn 2 năm với người mình yêu thương tâm sự: “Mong ước của con chúng tôi muốn có máy tính, có món ăn ngon, được đi chơi…chúng tôi có thể thực hiện nhưng mong ước về một gia đình hạnh phúc không nằm trong khả năng của chúng tôi. Chúng tôi không chỉ khẩn cầu mà còn yêu cầu luật pháp thừa nhận hôn nhân của chúng tôi”. Gia đình nhỏ này có đang hạnh phúc? Điều gì cản trở hạnh phúc gia đình này? Luật pháp có đang vì mục đích xây dựng gia đình tốt đẹp chăng?
 
Một vấn đề còn tranh cãi khác là đưa ly thân vào luật, ông Dương Đăng Huệ cho rằng “Đây là thực tiễn ở Việt Nam, vẫn đang diễn ra, luật pháp không thể né tránh được, là công cụ bảo vệ bà mẹ và trẻ em”. Ông Nguyễn Văn Cừ cũng nhấn mạnh “ly thân là quyền của người dân, không phải khuyến khích hay vẽ đường cho hươu chạy”.  Vậy tại sao hôn nhân đồng giới không như vậy? Đây cũng là quyền của người dân, là thực tiễn ở Việt Nam mà pháp luật không thể né tránh, là công cụ bảo vệ những người trong cộng đồng LGBT và thừa nhận cũng không phải khuyến khích hay vẽ đường cho hươu chạy. Phải chăng quyền của người dị tính thì được tôn trọng còn người đồng tính thì không, bởi hiện nay người đồng tính không được thừa nhận kết hôn, nói gì tới ly thân?
 
Chúng ta tán thành rằng, bàn về Dự thảo sửa đổi một số điều của luật hôn nhân và gia đình năm 2000, những nhà làm luật, các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng LGBT, các cá nhân, tổ chức có liên quan khác và bất cứ người dân nào trong xã hội quan tâm có thể một phần nào là “đồng chí”. “Đồng chí” bởi lẽ có chung mối quan tâm, có chung mục đích là làm cho gia đình và xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn, có chung chí hướng và đều cố gắng vì mục đích và chí hướng đó. Nhưng làm thế nào để gia đình và xã hội tốt đẹp và tốt đẹp theo đúng nghĩa? Có nên chăng chúng ta hãy làm những điều cần làm để “đồng chí” không chỉ chung chí hướng, mục đích mà con là chung quan điểm, chung cách nghĩ, chung hành động để xây dựng gia đình và xã hội tốt đẹp, đẹp bảo quyền bình đẳng cho tất cả mọi người?
 
Hải Nguyên
Lượt xem: 5917

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 10
Lượt truy cập: 34700148

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik